PHẦN V : CÁC THỦ THUẬT CHẪN VÀ TRỊ BỆNH
các thủ thuật chẫn bệnh :
Gồm có 4 bài :
bài 1 : Thủ thuật áp .
bài 2 : Thủ thuật vuốt
bài 3 : Thủ thuật ấn
bài 4 : Thủ thuật vê
=======
Các thủ thuật trị bệnh:
bài 1 : thủ thuật đẩy
bài 2 : thủ thuật xoay
bài 3 : thủ thuật bật
bài 4 : thủ thuật rung
bài 5 : thủ thuật Bỉ
bài 6 : thủ thuật lách .
bài 7 : thủ thuật miết ( kiểm tra )
ĐỊNH NGHĨA :
Thủ thuật là kỷ thuật sử dụng các ngón tay thao tác ở trên đầu và cột sống cùng các vị trí
có liên quan để thực hiện nội dung của PPTĐĐVCS về chẩn bệnh, trị bệnh và phòng bệnh .
CÁC THỦ THUẬT CHẨN BỆNH :
bài 1 : THỦ THUẬT ÁP
Thủ thu ật áp là thủ thuật chẩn bệnh được tiến hành trước tiên của phương pháp
TĐĐVCS, nhằm phát hiện, s ự biến đổi về da nhiệt cao hoặc thấp hơn bình thường, ở trên
đầu và cột sống vùng ngoạ i vi để làm cơ sở chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi sự tiến triển
của chữa bệnh trong điều trị đến khi kết thúc .
Hình thứ c củ a thủ thuật ÁP là dùng lòng bàn tay hay mu bàn tay, đặt nh ẹ nhàng trên da
những vùng c ần xem xét trên người bệnh, thao tác theo trình tự của thủ thuật, để xác định đầy
đủ những yêu cầu của phương pháp. Có thể dùng máy đo nhiệt độ để thay thể thủ thuật ÁP .
Các hình thức thủ thuật áp :
THỦ THUẬT ÁP NÂNG :
Mục đích yêu cầu : phát hiện hai mặt đối lập :cao, thấp hơn bình thường và vị trí khu
trú của nhiệt độ da biến đổi để xác định nhiệt độ bệnh lý, thuộc hệ địa phương hay hệ tương
ứng nội tạng .
Hình thức của thủ thuật : dùng lòng bàn tay đặt nhẹ sát mặt da từ 5 đến 10 giây đồng hồ,
rồi nâng lên hở mặt da 5 giây lại như trên 3 đến 5 lần, để xác định vùng nhiệt độ da biến đổi
Vị trí thao tác : Thao tác áp ở trên các vùng có điểm đau, chủ quan khu trú để xác định
về nhiệt độ biến đổi thuộc về hệ địa phương .
- Thao tác áp ở các vùng tương ứng nội tạng để xác định nhiệt độ vùng nội tạng biến
đổi. - Biết vùng cảm giác giảm .
Hướng thao tác : nâng lên đặt xuống thẳng trên mặt da .
50