PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG - Trang 72

eBook miễn phí tại:

Webtietkiem.com

II.TỪ THẾ NẰM NGHIÊNG :

Tư thế nằm nghiêng chân chéo (hình 16 ) .

Mục đích : Giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú ở L4 đến S5 có hình thái liên -lồi -
lệch và liên- lệch hoặc liên- lõm, tạo sự chuyển động cho trọng điểm ở vùng thắt lưng trở
xuống chuyển động từ sau ra trước với hình thái liên lồi lệch, từ phải sang trái hay ngược lại
với hình thái liên lệch, và từ trong ra ngoài với hình thái liên lõm áp dụng thủ thuật bỉ.

Tư thế : bệnh nhân nằm nghiêng, một cánh tay gối đầu tay kia tự do, hai chân đều duổi
thẳng, chân trên đặt chéo ra phía trước. Chuyên-gia-cột-sống đứng cúi ngang trọng điểm, 2
cánh tay thẳng, 2 bàn tay xoè rộng đặt 2 ngón cái tại trọng điểm .

Thao tác : Nén tĩnh tại hai ngón tay tại trọng điểm, áp dụng lực từ tối thiểu đến tối đa theo
hướng chếch từ sau ra trước, đối với hình thái liên lồi lệch, từ phải sang trái, hoặc ngược lại
đối với hình thái liên lệch và từ trong ra ngoài, đối với hình thái liên lõm.

Sau khi nén, lại buông trùng tay, ngừng thao tác để bệnh nhân trờ lại tư thế củ. Thao tác
nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng .

Tư thế nằm nghiêng 1 chân co đối đa ( hình 17) .

Mục đích : giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú ở vùng thắt lưng L1 đến L5 và vùng S1
đến S5 có hình thái liên lồi lệch, liên lệch, liên lõm, tạo sự chuyển động ở vùng L1 đến S5

Tư thế : Bệnh nhân nằm nghiêng ngược chiều với đốt sống nghiêng, tay sát giường co gập
ngang vai, tay kia duổi thẳng nắm chắc ngón chân cái của chân co. Chuyên-gia-cột-sống
đứng cúi ngang trọng điểm, đặt tay tại trọng điểm .

Thao tác :Nén tĩnh cả hai tay tại trọng điểm, áp dụng từ tối thiểu đến tối đa theo định
hướng quy định, làm cho đốt sống chuyển động. Sau khi nén lại, buông trùng thao tác nhịp
nhàng đến ngưỡng thì ngừng .

Tư thế nằm nghiêng chân co ( hình 18) :

Mục đích :giải toả các đốt sống bị dính cứng khu trú từ D8 đến S5 bị liên lồi lệch, liên lõm .

Tư thế : Bệnh nhân nằm nghiêng, chân dưới duổi thẳng, chân trên co vuông góc , cánh tay
dưới để dưới đầu, tay trên tự do. Chuyên-gia-cột sống đứng ngang trọng điểm bệnh nhân.
Thao tác : Nén tĩnh tại trọng điểm từ lực tối thiểu đến tối đa theo nguyên tắc định lực,
hướng chếch từ ngoài vào trong đối với hình thái liên lồi lệch, ngang từ phải qua trái hay
ngược lại, đối với hình thái liên lệch, và hướng từ trong ra ngoài với hình thái liên lõm.

Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng.
III. TƯ THẾ NÉN ĐỨNG LƯỚT :

1.Tư thế nén đứng lướt oằn lưng ( hình 19 )

Mục đích : Giải toả các đốt sống bị dính cứng từ D8 đến D12 liên lồi.
Tư thế : bệnh nhân đứng giang 2 chân cách nhau 40 cm, 2 tay chống thẳng vào tường
ngang tầm vai, đầu ngẩng cao, oằn cong lưng.
Chuyên-gia-cột-sống đứng thẳng phía sau bệnh nhân, 2 ngón cái tỳ trên trọng điểm để thao
tác .

Thao tác : nén theo độ chếch 15 độ đến 45 độ từ trên xuống theo hướng thẳng từ ngoài vào
trong từ nhẹ đến nặng cho đốt sống chuyển động nhịp nhàng, đến ngưỡng thì ngừng.

Tư thế đứng lướt cong lưng (hình 20 )

Mục đích : giải toả các đốt sống dính cứng khu trú từ D8 đến L3 có hình thái đơn lõm .
Tư thế : bệnh nhân đứng giang hai chân cách nhau 40 cm, hai tay chống thẳng vào tường
ngang tầm vai, cong gù lưng, đầu cúi lướt theo đường cong cột sống .
Chuyên-gia-cột-sống đứng sau, 2 cánh tay co thước thợ đặt tay trên trọng điểm .
Thao tác :Nén theo độ chếch 15 độ đến 45 độ từ dưới lên trên để bỉ từ trong ra ngoài. Thao
tác đến ngưỡng thì ngừng.

3. Tư thế đứng cúi oằn lưng (hình 21 )
Mục đích : giải toả các đốt sống dính cứng ở vùng L1 đến L3 có hình thái liên lồi hay liên
lồi lệch .

Tư thế :người bệnh đứng giang hai chân cách nhau 40 cm, 2 tay chống trên điểm tỳ 30cm-
40cm, đầu ngẫng cao, lưng oằn xuống .

71

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.