Thao tác: Áp dụng thủ thuật xoay đâỷ theo hướng chếch từ ngoaì vaò trong đôí vơí hình
thái lôì lệch theo hướng ngang vơí hình thái lệch, bỉ đơn chỉnh đôí vơí hình thái lõm lệch
theo hướng từ trong ra ngoài .Thao tác nhịp nhàng đến ngưỡng thì ngừng .
2.Tư thế ngôì ngay, gát bàn tay (h.36)
Mục đích:giaỉ toả trọng điểm có hình thái lệch, lõm lệch đơn hoặc liên, co,sơ, dày, mõng
Tư thế: bệnh nhân ngồi ngay lưng, 2 cánh tay áp sát sườn, 2 bàn tay đặt lên bàn. Chuyên-
gia- cột- sống ngồi phía sau thao tác.
Thao tác :dùng thủ thuật xoay và đẩy theo hướng ngang từ phải sang trái hay ngược lại đối với
hình thái lệch, bỉ đơn chỉnh theo hướng chếch từ trong ra ngòai đối với hình thái lõm lệch
. Thao tác đến ngưỡng thì ngừng.
3. Tư thế đứng thẳng, tay thõng (h. 37)
Mục đích: giải tỏa trọng điểm có hình thái lệch, lõm- lệch đơn hoặc liên, co, sơ, dày, mỏng.
Tư thế: bệnh nhân đứng thẳng, 2 tay buông thỏng. Chuyên- gia- cột- sống một tay đỡ vai
bệnh nhân, 1 tay thao tác.
Thao tác : dùng thủ thuật xoay và đẩy theo hướng ngang từ phải sang trái, hay ngược lại
với hình thái lệch, bỉ, đơn chỉnh với hình thái lõm lệch, đạt ngưỡng thì ngừng.
4. Tư thế ngồi bó gối (h. 38) .
Mục đích: giải tỏa trọng điểm từ D4 đến D9 có hình thái lõm, lõm-lệch đơn hoặc liên .
Tư thế: bệnh nhân ngồi ghế, hai bàn chân đặt bằng, hai đầu gối khép chặt cúi cho ngực sát
đùi, hai cánh tay bó gối cầm hai cổ chân, đầu cổ cúi gục. Chuyên-gia cột-sống ngồi sau tác
động.
Thao tác: dùng thủ thuật bỉ đơn chỉnh với hình thái lõm lệch, bỉ song chỉnh với hình thái
lõm, đạt ngưỡng thì ngừng.
5.Tư thế ngồi vặn lưng (h.39)
Mục đích: giải tỏa trọng điểm từ D8 đến D12 có hình thái lệch, lồi- lệch đơn hoặc liên, co
,dày, xơ, sợi.
Tư thế: bệnh nhân ngồi trên giường, 2 chân duỗi , 1 tay vắt chéo nắm các ngón chân bên
kia. Chuyên-gia cột-sống đứng hoặc ngồi phía sau.
Thao tác: dùng thủ thuật xoay và đẩy từ ngoài vào trong đối với hình thái lồi, theo hướng
chếch từ ngoài vào với hình thái lồi lệch. Đạt ngưỡng thì ngừng.
6.Tư thế đứng lướt thẳng (h.40)
Mục đích: giải tỏa trọng điểm D8- D9 có hình thái lồi lệch, đơn hoặc liên co dày .
Tư thế: bệnh nhân đứng thẳng, hai tay chống vào tường, lưng oằn xuống. Chuyên- gia cột-
sống đứng sau thao tác.
Thao tác: dùng thủ thuật xoay và đẩy theo hướng từ ngoài vào đối với hình thái lồi, chếch
tù ngòai vào trong đối với hình thái lồi lệch, đạt ngưỡng thì ngừng.
II. GIẢI TỎA HÌNH THÁI TRỌNG ĐIỂM TỪ D10 ĐẾN D12 .
Tư thế đứng cúi cong lưng (h. 41) :
Mục đích: giải tỏa trọng điểm co lõm, hoặc lõm lệch D10- D12 .
Tư thế : bệnh nhân đứng giang 2 chân, 2 tay chống trên điểm tỳ cao 80 cm đến 1m, đầu cúi
lưng gù. Chuyên- gia cột sống đứng ngay trọng điểm.
Thao tác: bỉ đơn chỉnh với hình thái lõm lệch. Bỉ song chỉnh với hình thái lõm. Đạt
ngưỡng thì ngừng.
2. Tư thế đứng nghiêng ( h.42) .
Mục đích :giải tỏa trọng điểm lồi, lồi-lệch, co, dày D10-D12 .
Tư thế : bệnh nhân đứng trụ 1 chân có cơ co, nghiêng sườn để chống tay cùng bên lên mặt
ghế, chân kia gác lên điểm tỳ, cao từ 30 đến 40cm, tay đó giơ lên thẳng .Chuyên-gia-cột-
sống đứng sau, 1 tay nắm tay giơ cao của bệnh nhân, 1 tay thao tác.
Thao tác: dùng xoay, đẩy từ ngòai vào. Đến ngưỡng thì ngừng.
3. Tư thế ngồi cúi gập (h.43) .
- Mục đích :giải tỏa lồi, lõm, lệch đơn và liên từ D8 đến S5 .
75