PHƯƠNG PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẦU VÀ CỘT SỐNG - Trang 79

eBook miễn phí tại:

Webtietkiem.com

4 .PHƯƠNG THỨC SONG CHỈNH .

******

Mục đích của phương thức nầy là dùng hai tay thao tác tại hai vị trí khác nhau. cùng một

lúc: ở trọng điểm trên đầu và cột sống, ở một vị trí liên quan để giải tỏa trọng điểm và điểm
liên quan .

Tùy thuộc vào vị trí và trạng thái của trọng điểm mà áp dụng các thủ thuật thích hợp.

Thể hẹp: trọng điểm khu trú chỉ trong phạm vi đầu và cột sống chỉ tác động đơn chỉnh.

Thể rộng : khi ổ rối lọan lan rộng ra ngòai rảnh sống đến bờ cao cơ thẳng lưng phải tác
động song chỉnh .

Thể lớn :khi ổ rối lọan lan rộng ra quá bờ cao cơ thẳng lưng và xa hơn nữa phải tác động
song chỉnh .

I.TÁC ĐỘNG SONG CHỈNH TỪ C1 ĐẾN C7 ( h. 57+h. 58 ).

Khi trọng khu ở vùng C, trọng điểm khu trú từ C1 đến C7 có đường lan gần hoặc xa vượt

ra ngòai cơ thẳng, xa hơn dẫn tới vùng đầu và lan xuống hai chi trên phải tác động song
chỉnh mới giải tỏa được trọng điểm.

II. TÁC ĐỘNG SONG CHỈNH TỪ D1 ĐẾN D8 (h. 59+h.60 ).

Khi trọng điểm khu trú từ D1 đến D8, đường lan gần có thể vượt ra ngòai cơ thẳng lưng

đường lan xa có thể chạy vòng nửa thân người và tận cùng ở bờ xương ức ,phải tác động
song chỉnh mới giải tỏa được trọng điểm.

III. TÁC ĐỘNG SONG CHỈNH TỪ D9 ĐẾN D10 (h.61+H.62)

Khi trọng điểm khu trú ở D9 đến D10, đường lan gần có thể vượt ra ngòai cơ thẳng lưng,

đường lan xa có thể chạy vòng quá nửa thân mình và tận cùng ở bờ xương mu hoặc bờ
xương chậu, phải tác động song chỉnh mới giải tỏa được trọng điểm .

IV. TÁC ĐỘNG SONG CHỈNH TỪ L1 ĐẾN L5 (h.63+ h.64)

Khi trọng điểm khu trú ở L1 đến L5, đường lan có thể đến xương chậu, phải tác động

song chỉnh mới giải tỏa được trọng điểm.

V. TÁC ĐỘNG SONG CHỈNH TỪ S1 ĐẾN S5 VÀ CỤT (h.65+h.66)

Khi trọng điểm khu trú ở S1 đến S5 và cụt, đường lan tỏa có thể đến cơ mỏng và cơ đùi .

Trong quá trình nghiên cứu, tác động trực tiếp trọng điểm để gỉai tỏa ổ rối lọan phục hồi sự
cân bằng đầu và cột sống để giải tỏa ổ rối lọan, phục hồi sự cân bằng để trị bệnh.

Phương pháp TĐĐVCS khẳng định:

Nếu ổ rối lọan là thể hẹp thì áp dụng phương thức đơn chỉnh dùng một tay thao tác tại
trọng điểm, thì ổ rối lọan được giải tỏa đồng thời cũng giải tỏa ổ bệnh liên quan ảnh hưởng
với trọng điểm trên cột sống.

Nếu rối lọan là thể rộng, tức là ổ rối lọan từ đầu và cột sống đã lan rộng ra thì nhứt thiết ở
ngòai phạm vi đầu và cột sống có điểm liên quan tương ứng với trọng điểm hoặc gần hoặc
xa trọng điểm gọi là điểm đối động .

Trong những trường hợp có điểm đối động mà chỉ áp dụng đơn chỉnh thì giải tỏa trọng

điểm rất hạn chế và sẽ có hiện tượng :

Tác động lâu tại trọng điểm mà chưa giải tỏa được, gây cho trọng điểm bị sưng, dày

cọm.

* Các triệu chứng chủ quan của người bệnh có chuyển biến đỡ, nhưng không khỏi hẳn,

nếu ngừng trị, bệnh tái phát.

* Thời gian điều trị kéo dài, bệnh tật dây dưa .

Do đó cần áp dụng phương thức song chỉnh, tức là tác động tại trọng điểm và tay kia phải

tác động tại điểm đối động: tức là điểm liên quan tương ứng với trọng điểm thì thời gian tự
rút ngắn và trọng điểm mới được giải tỏa triệt để .

Tóm lại :

Phương thức song chỉnh cần áp dụng thủ thuật bằng hay tay cùng lúc tác động tại trọng
điểm và điểm đối động ở gần hay xa trọng điểm ../..




78

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.