minh, từ tâm lý, triết học, tôn giáo, hóa học, vật lý học, khoa học, y học v.v... đều cực thịnh mà thế giới
trở nên cả một bầu trời tang tóc, khói lửa khắp nơi, đói rét dẫy đầy, khổ đau tràn ngập, bệnh tật lan
tràn, Trời Phật nép bóng để đợi cơ, thánh hiền thở ra ngồi chờ vận!
Ôi! Câu: “Càng thông minh càng ngu muội, càng tính toán càng hụt hao” của cổ nhân, có phải là nhắm
vào đây mà nói không? Làm sao mà quật mồ các ngài lên để mà hỏi thử!
Giá có một dân tộc nào không từng bàn đến hóa học, vật lý, khoa học, y học, tâm lý, triết học, tôn giáo
gì gì cả mà trong vẫn giữ điềm đạm hư vô, ngoài vẫn đơn sơ lạt lẽo, kết quả là ít bệnh tật, yên vui, nhẹ
phần đau khổ. Vậy theo chúng ta thì nước ấy là lạc hậu hay văn minh, dã man hay khoa học, có tôn
giáo hay không có tôn giáo, có triết học hay không triết học, có y học hay không y học? Cho nên có
người nói: “Chết kiếp cái thân này luống bị thông minh nó lừa đảo” hoặc tác giả nói: “Đạo cao 1
thước, ma cao 1 trượng” là phải lắm.
Kẻ dịch này có lúc nói cuồng loạn rằng: “Ở trong thời đại cực kỳ lạc hậu, dã man, thối hóa này, tất cả
xã hội loài người ngày nay, trên từ công hầu khanh tướng mũ cao áo rộng, khôn ngoan tài trí, dưới đến
áo ôm khố rách, hạ đẳng cùng đinh, nếu không phải đi đêm không đuốc mà mò đường thì cũng là con
tằm kéo kén, mà không biết chỗ cắn kén chui ra. Hoặc không phải là lỡ cỡi cọp rồi không dám xuống
chân thì cũng là lỡ đi xa rồi ngoảnh mặt nhìn lại con đường lầm lạc xa vời vợi mà không có gan trở
lại. Hoặc bởi giác quan biến quái mà thấy vị đắng trở thành ngọt, cho nên cứ sấn tới mà đi bừa. Mà
thật đúng vậy! Và có lẽ cũng chỉ còn một cách sấn tới cho mau mút đường là duy nhứt mà thôi. Lòng
muốn hòa bình mà tự tạo chiến tranh, ý muốn khoa học mà thân làm mê tín, miệng nói tôn giáo đạo đức
mà lòng chuộng lợi danh, tâm muốn lành mạnh mà thân làm bệnh tật, tinh thần muốn yên vui mà bổn
thân gây thêm đau khổ. Phải chăng chỉ có loài người..!!!”
Nguyên nhân phát bệnh Ung Thư trong quyển sách này, như tác giả đã trình bày, chẳng qua là sơ lược.
Lắm lúc kẻ dịch này muốn nói toạc, cai ra từng việc một nhưng lại sợ không đẹp cho người đọc, người
nghe nên cũng chỉ ầm ừ tổng quát. Nếu ai là người có lịch lãm, thì nội trong quyển sách nhỏ này cũng
đủ để mà rõ thấu... Cho nên kẻ dịch này nói: Tác giả nói “Bệnh Ung Thư vô cùng khủng khiếp” không
bằng nói: “Hiện tượng xã hội loài người dị thường biến quái, tâm cơ thời đại phát triển lạ lùng cho
nên bệnh Ung Thư cũng theo đó mà cân xứng” là đúng hơn vậy. Ngay như những trường hợp mà kẻ
dịch này tai nghe mắt thấy rõ ràng là bệnh Ung Thư càng ngày càng hoành phát (đây không có nghĩa là
phát giác sớm). Có những trường hợp Ung Thư ở Cần Cổ, cha chết rồi đến con, chồng chết rồi đến vợ
mà người ta có thể lầm rằng bởi truyền nhiễm gây nên. Tất cả đều chỉ vì tinh thần nguy ngập, tình trạng
xã hội khắt khe. Những vị thuốc để đối trị như Mã Bửu, Cẩu Bửu thì không có, còn những vị có thể có
như: Ngưu Hoàng, Xạ Hương, Trân Châu, v.v... thì lại bị thị trường thao túng lũng đoạn đầu cơ, rồi
cũng không dùng được đến nỗi chết mất. Ai có ý thức khi bệnh mới chớm thành hình, chịu lập tức trị
liền thì mới có thể thoát khỏi. Nhưng thuốc men dẫu có tỉ mỉ khéo léo cũng là việc thứ hai, mà chỉnh
đốn tâm cơ lại là điều cốt yếu quan trọng nhất. Đây là những việc mà bản thân kẻ dịch trực tiếp nhúng
tay minh chứng chớ không phải là việc nghe ngóng. Kẻ dịch này ước mong rằng: “Tất cả các nhà
chuyên môn đều nên chú trọng nhắc nhở lẫn nhau, luôn luôn cùng nhau xây dựng. Kẻo điểm chính trở
thành điểm phụ, rồi sẽ có những trường hợp luống hoài công...”
Cảm tưởng của tôi sau khi đọc qua 5 cách trị ung thư mới nhất của nước Mỹ
Một dạo nọ ở Hồng Kông có một y gia họ Trương treo bảng mở phòng tự xưng trị bệnh Ung Thư, ẩn ý