như các đại diện của phe đối lập Arseniy Yatsenyuk, Vitali Klitschko,
nhà lãnh đạo của đảng cực đoan cánh hữu “Tự do” Oleh Tyahnybok.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius vì chuyến thăm khẩn Trung Quốc
nên phải lỡ hẹn lần nữa. Dự thảo của Thỏa thuận mà hai bên đã bàn
với tư cách một thỏa hiệp giữa chính phủ và phe đối lập, dự kiến rằng
ông Yanukovich sẽ ra đi khẩn cấp, mặc dù thời hạn toàn quyền tổng
thống của ông theo luật chỉ kết thúc vào tháng 3-2015, và ít nhất phải
đến tháng 12 năm đó mới diễn ra các cuộc bầu cử mới vào chức vụ
này. Những ngày tiếp theo phải thành lập chính quyền chuyển tiếp và
khôi phục lại Hiến pháp cũ, trao cho Quốc hội nhiều quyền quan trọng
hơn (301).
Nhưng có một điểm ngăn cản việc kết thúc thương lượng: sự
nhượng bộ của phe đối lập. Đến lượt mình, những người biểu tình phải
tháo dỡ các chướng ngại vật trên Maidan và rời quảng trường. Arseniy
Yatsenyuk từ chối đưa vào thỏa thuận từ “Maidan”. Ông không muốn
Maidan - một biểu tượng mạnh mẽ của cuộc đấu tranh trong suốt
nhiều tuần lễ - được nhắc đến trong văn bản cùng với từ “tháo dỡ”.
Trong khi đó, như Lukin nhớ lại, Yatsenyuk trong đêm đó đã hành
động như được hướng dẫn bởi một quy tắc Xô viết cũ: “Cái gì của tôi,
thì thuộc về tôi, hãy thương lượng cái gì thuộc về anh”. Cuối cùng, các
thành viên cuộc đàm phán đồng ý với một từ ít gây xúc cảm hơn.
Lukin mô tả như thế về giải pháp ngữ nghĩa được tìm thấy: ông đề
nghị thay từ “Maidan” bằng phương án trung dung “quảng trường”,
cũng cùng ý nghĩa.
Gần 5 giờ sáng, những người thương lượng tạm chia tay để nhận
được sự chấp thuận của các lực lượng chính trị phe mình. Đến trưa, họ
sẽ gặp nhau tiếp để ký văn bản. Lukin yêu cầu Moskva ra chỉ thị. Vào
lúc đó, ông đề nghị ký kết thỏa thuận. Theo ý Lukin, thỏa thuận được
đề nghị là lối thoát duy nhất, bởi không tồn tại một khả năng nào có
thể giải quyết vấn đẻ bằng con đường hòa bình.