đúng hay không, Vladimir Putin phản ứng một cách cảm tính: “Thằng
ngốc”, ông buột miệng, trước khi lấy lại bình tĩnh và hoài nghi hỏi lại:
“Ông ta thật sự nói thế sao?”. Thông tin trên tờ báo Ý La Repubblica
vài giờ trước đó đã lan nhanh như đám cháy rừng trên những phương
tiện truyền thông đại chúng Đức (325). Người đang từ giã chức Chủ
tịch Ủy ban châu Âu, một kẻ công khai thù Putin, như tin đã đưa, đã
thông báo cho các lãnh đạo chính quyền tại Hội nghị thượng đỉnh EU
cuối tháng 8 rằng, Tổng thống Nga trong một cuộc điện đàm đã dọa
ông ta: “Nếu tôi muốn, tôi có thể lấy Kiev chỉ trong hai tuần lễ”.
Với Putin, tuyên bố của Barroso rơi vào phạm trù tâm lý chiến.
“Tôi nói Barroso điều đó nhằm khẳng định rằng chúng tôi hiện không
có và đã không có ý định vào Kiev”, ông bác bỏ cáo buộc. “Mọi thứ
thật ra là ngược lại”. Sau một phút suy tư, ông cho thấy rằng những
cáo buộc này không thể để như thế mà không có đáp trả. “Nếu không
thể làm cách khác, chúng ta phải công khai toàn bộ nội dung cuộc nói
chuyện để giải tỏa sự hiểu lầm, nếu như đã có. Bởi toàn bộ cuộc điện
đàm đã được ghi âm”. Hai giờ sau cuộc dạo chơi, cố vấn đối ngoại của
Tổng thống Yuri Ushakov đã chuyển đến các hãng tin nội dung ngắn
gọn về những khẳng định của Barroso. “Nó (câu trích) đã được tách
khỏi văn cảnh và có ý nghĩa hoàn toàn khác” (326). Về phần mình, đại
diện thường trực Nga ở EU Vladimir Chizhov đã viết thư cho Chủ tịch
Ủy ban châu Âu tuyên bố, trong vòng 48 giờ nữa, Kremlin sẽ công
khai nội dung điện đàm, nếu Barroso không chịu sửa các phát biểu của
mình (327).
Pia Ahrenkilde-Hansen, đại diện chính thức của Chủ tịch Ủy ban
châu Âu Barroso, 24 giờ sau đã tuyên bố ở Brussels cho báo Wall
Street Journal rằng những lời trong cuộc điện đàm mật, thật đáng tiếc,
đã bị “ngắt khỏi văn cảnh” và rằng Brussels đánh giá cao việc giải
quyết vụ scandal bằng con đường ngoại giao (328).
Hai tuần sau, Süddeutsche Zeitung lại một lần nữa đưa lên các
trang báo mình dường như lời của Putin, theo đó Tổng thống Nga