chúng ta có kẻ thù chung, nó đáng sợ, nó là trung tâm cái ác; chúng tôi
bảo vệ các người - đồng minh của chúng tôi - khỏi nó, và có nghĩa,
chúng tôi có quyền ra lệnh cho các người, buộc các người hy sinh
những lợi ích kinh tế và chính trị của mình, chịu chi phí cho việc
phòng thủ tập thể, nhưng lãnh đạo việc phòng thủ đó, dĩ nhiên, phải là
chúng tôi” (25).
Chiến tranh lạnh, theo lời Tổng thống Nga, chính thức kết thúc từ
vài thập niên trước, nhưng nó không chấm dứt bằng việc ký kết hòa
bình và đặt ra những luật lệ rõ ràng vốn cần thiết từ lâu. Hậu quả cho
thế giới còn lại còn hơn cả báo động và đặt ra những hiểm họa cho trật
tự thế giới: Hoa Kỳ, tuyên bố mình là kẻ chiến thắng, đã hành động
tuyệt đối vì lợi ích của mình, như những tay nhà giàu mới phất bỗng
nhiên có được một tài sản khổng lồ; họ cố chiếm hữu thế giới, bất
chấp những tổn hại.
“Có thể, sự độc quyền của Hoa Kỳ, cách mà họ thể hiện sự thống
lĩnh của mình - thật sự là lợi ích cho tất cả, và sự can thiệp trên diện
rộng của họ vào tất cả mọi vấn đề trên thế giới sẽ đem tới hòa bình,
phồn vinh, tiến bộ, thịnh vượng, dân chủ - và đơn giản là hãy thư giãn
và hài lòng?”, Putin mỉa mai nhận xét. Và ông trả lời câu hỏi này như
sau: “Tuyệt đối không phải thế. Đơn phương bức chế, áp đặt những
khuôn mẫu của riêng mình sẽ mang lại hậu quả trái ngược”.
Hiện nay, đối với nước Nga - điều đó rất rạch ròi - sự tinh tế của
luật pháp quốc tế không còn quan trọng. Cấm vận của phương Tây
không được chính giới Moskva xem như một biện pháp chính trị để
kêu gọi đất nước tuân theo trật tự. Với họ, cấm vận là một phần của
cuộc chiến không chính thức tuyên bố. Mục đích của nó là để mở rộng
EU và NATO tới tận các biên giới Nga. Điều mà về mặt chính thức
được tuyên bố như một cuộc thập tự chinh đạo đức của phương Tây
nhằm bảo vệ bản sắc và mở rộng dân chủ, còn trên thực tế được Putin
xem như một mưu toan nữa nhằm tước mất ảnh hưởng của Nga. Đó là
sự khẳng định tiêu chuẩn kép, đặc biệt khi họ đồng thời cáo buộc