nhiều tín hữu chạy ra nước ngoài, bước đi của Giáo chủ Sergey là việc
hợp tác không thể tha thứ với chế độ vô thần. Còn từ quan điểm của
giáo hội chính thức ở Moskva khi đó, cuộc đào thoát của nhiều linh
mục là dấu hiệu của sự hèn nhát trước kẻ thù, và phục tùng là con
đường duy nhất để giữ Giáo hội như một định chế khỏi bị phá hủy
hoàn toàn. Trong ngày tháng 9 đó, Vladimir Putin đã chuyển cho
Giám mục Lavr của New York thư mời chính thức của Thượng phụ
Aleksey II ở Moskva - mời ông tiến hành những cuộc đàm phán tiếp
theo để hòa giải ở thủ đô Moskva. Ý đồ chính của cuộc gặp được nêu
lên ở San Francisco vài tháng sau trong hội nghị quốc tế các cộng
đồng Chính thống giáo với sự tham gia của 250 giáo phận của Giáo
hội Chính thống giáo hải ngoại, được hình thành trong một cụm từ và
thúc đẩy đáng kể việc hiệp nhất: “Vladimir Putin - người bảo vệ các
điều răn của Chúa” (59). Nhưng phải mất thêm bốn năm nữa mới đến
sự hiệp nhất chính thức vào tháng 5-2007. Cuộc thảo luận về những
tội lỗi quá khứ là một việc tinh tế, diễn ra chậm chạp và đau đớn.
Cộng đồng Giáo hội Chính thống giáo hải ngoại đưa ra một yêu cầu
chính: họ đòi công khai lên án chủ trương chính thức của Giáo hội
Chính thống giáo Nga thời Liên Xô.
Các đại diện chính thức của Tòa Thượng phụ Moskva đã đưa ra
những lý lẽ của mình, mà cụ thể là sự cần thiết tự bảo vệ. “Chúng tôi
lên án việc phản bội những tư tưởng của mình.” Tuyến biện hộ chính
đã vang lên như thế. “Thế nhưng, chúng tôi buộc phải thỏa hiệp với
nhà nước, không có lối thoát khác”. Những lý lẽ còn lại chỉ là thuần
túy kinh viện. Cán cân quân bình giữa sự thích nghi cần thiết với sự
hợp tác công khai là đặc trưng không chỉ cho Giáo hội Nga. Vài năm
sau khi nước Đức thống nhất vẫn còn các tranh cãi về việc Giáo hội
Cơ Đốc và Tin Lành ở Cộng hòa Dân chủ Đức đã phục tùng ban lãnh
đạo Đông Đức cùng các cơ quan mật vụ bao nhiêu, và như thế nào.
Còn Vladimir Putin kiên quyết tìm kiếm sự thỏa hiệp giữa các anh em
cùng đức tin. Ông trò chuyện với Thượng phụ Aleksey ở Moskva và