Q1 - ANH HÙNG LĨNH NAM - Trang 145

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Q1 - Anh Hùng Lĩnh Nam

Hồi 7

Phượng hoàng đậu chốn cheo leo,

Gặp khi bão táp phải theo đàn gà.


Người mà Đào Kỳ gọi là quái nhân đó, thực sự là đệ nhất cao nhân võ học
đương thời, họ Lê tên Đạo Sinh. Lê Đạo Sinh là người của phái Tản-viên.
Ông hiện là Thái sư thúc của chưởng môn Đặng Thi Sách, và Trưng Trắc,
Trưng Nhị. Võ công ông cao thâm không biết đâu mà lường. Thái-thú Tích
Quang thấy ông nhiều uy tín, mời ông ra lĩnh chức đô úy, chỉ huy toàn bộ
binh mã Giao-chỉ. Ông thu nhận tất cả mười đệ tử, nhưng người đời chỉ biết
tên có tám người. Còn hai người, thì không ai biết hành tung của họ ra sao,
tên họ là gì. Học trò ông đều được Tích Quang trọng dụng. Sáu người hiện
lĩnh chức huyện uý của sáu huyện Giao-chỉ.
Tính tình ông khiêm khiêm, nhã nhặn. Người chính phái hay tà phái, ông
cũng giao du, coi như nhau. Tuy lĩnh chức Đô-úy, nhưng ông hay cứu giúp
người bị nạn. Các học trò của ông làm huyện úy cũng theo gương ông. Vì
vậy dân chúng Giao-chỉ ít nổi dậy chống Tích Quang. Đất Giao-chỉ trải qua
một thời gian dài thanh bình.
Giới võ lâm Lĩnh Nam đặt cho ông tên hiệu là Lục-trúc tiên sinh, vì trong
Kinh thi có bài thơ ca tụng người quân tử như sau:
Chiêm bỉ kỳ úc,
Lục trúc a a,
Hữu phỉ quân tử,
Như thiết như tha.
Bài thơ Lục-trúc trong kinh Thi, có nghĩa là: Hãy coi kìa cây trúc xanh, lá
tươi tốt. Có người quân tử đầy lòng quảng đại. Vì ảnh hưởng của kinh Thi
cho nên sau này người ta dùng cây trúc tượng trưng cho người quân tử.
Thời bấy giờ, thì nước Việt bị chia ra làm sáu quận: Giao-chỉ, Cửu-chân,
Nhật-nam, Nam-hải, Quế-lâm, và Tượng-quận. Mỗi quận có một Thái-thú

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.