người đều đẹp cả, nhưng ở Phương Dung thì sắc sảo, tinh khôn, đa tài, đa
năng. Còn Tường Quy ôn nhu văn nhã, thuỳ mị, giọng nói đầy tình cảm.
Nó thấy Tường Quy giống sư tỷ Thiều Hoa của nó nhiều hơn. Nó tìm ra
được rằng, sở dĩ nó say đắm Tường Quy vì nàng có nhiều nét ôn nhu như
sư tỷ nó. Từ bé sống bên cạnh sư tỷ, nó chỉ biết có nàng là thiếu nữ xinh
đẹp, dịu dàng. Nên khi thấy Tường Quy giống sư tỷ, nó cảm thấy như quen
thân nhau từ bao giờ.
Nó sống bình thản trong trang Cối-giang, tối tối thường kiếm chỗ vắng tập
võ.
Đôi khi Nguyễn Trát thắc mắc về võ công của nó, nó bèn trả lời lược đi
rằng nó học lóm một số võ công của các phái. Riêng về võ công Văn-Lang,
nó kể rằng nó không có sư phụ. Nó được học võ công Văn-Lang là do một
cơ duyên đặc biệt.
Trong câu chuyện, Đào Kỳ ưa dùng những tiếng, những chữ trong Tứ -thư,
Ngũ-kinh và Bách-gia Chư-tử, khiến Nguyễn Trát cũng ngạc nhiên. Ông
không thể ngờ một thiếu niên nhỏ tuổi như nó lại có thể có cái học uyên
thâm về văn học như vậy. Trong đám con của Nguyễn Trát, Phương Dung
là người hợp chuyện với Đào Kỳ nhất. Tuy mới mười sáu, vì được tập võ,
nên đã lớn như một cô gái mười tám. Phương Dung đối với Đào Kỳ tuyệt
không có một chút e thẹn nam nữ. Mới gặp mà như đã thân nhau tự thuở
nào. Hai người trao đổi những câu chuyện về võ công, về văn học rất tương
đắc. Còn bọn con trai của Nguyễn Trát gặp Đào Kỳ như có thêm người bạn
mới, càng thêm vui vẻ. Suốt ngày, họ không đọc sách với nhau, lại bàn luận
võ học. Chỉ có Thánh Thiên là lo buồn về chuyện gia đình nên thường thở
dài hơn.
Đào Kỳ bàn:
– Hay đợi tối đến, ta thử về Cổ-lễ thám thính xem tình hình của bá phụ ra
thế nào? Nếu có gì, mình mang bá phụ đi luôn.
Nguyễn Anh nói:
– Âu Lạc huynh nói phải đấy. Chúng ta đi đông người quá bất tiện, chỉ Aâu
lạc, Thánh Thiên với ta đi được rồi. Còn các em ở lại... Nhưng chúng ta cần
phải xin phép bố đã.