phản Hán phục Việt. Rút cục chỉ có Đào trang và Đinh trang là còn giữ
nguyên. Cho nên thuộc hạ cần phải ra tay tiêu diệt.
Viên võ quan trẻ lại hỏi:
– Nhâm Thái-thú đã từng nêu cao nhân nghĩa bấy lâu, thì nay cũng phải
truyền một hịch để kể tội Đào, Đinh, thì ta ra quân mới được dân chúng tôn
phục. Vậy Nhâm Thái-thú đã tìm ra tội trạng gì của hai trang chưa? Tôi
nghĩ rằng ra quân đánh người vô lý, thứ nhất là ác độc, dã man vô nhân
đạo, thứ nhì là thất nhân tâm.
Đô-uý Cửu-chân Dương Hiển nói:
– Lĩnh Nam công xuất thân là người nghĩa hiệp nên mới đưa ra ý kiến đó.
Nhưng ý của Thái-thú đại nhân là đánh Đào, Đinh trang, sẽ khiến cho các
trang kia sợ hãi không dám trở lại phản Hán phục Việt nữa.
Đào hầu nghe bọn Hán quan bàn luận đánh trang ấp của mình, bất giác ông
rùng mình nghĩ:
– Thì ra tên tướng trẻ này là Nghiêm Sơn, tước phong Lĩnh-nam công, lĩnh
chức Bình-nam đại tướng quân. Y là người đã xả thân đánh nhau với võ sĩ
Vương Mãng 20 trận, bị thương 15 lần, cứu Quang Vũ, cùng Quang Vũ
phất cờ dựng lại nhà Hán. Y được Quang Vũ giao cho toàn quyền sáu quận
Lĩnh-nam là Nam-hải, Tượng-quận, Quế-lâm, Giao-chỉ, Cửu-chân và Nhật-
nam. Thì ra Nhâm Diên nhờ Lĩnh-nam công mang quân vào diệt trang ấp
của mình với Đinh sư đệ. May mà mình biết trước.
Thái-thú Nhâm Diên tiếp:
– Thuộc hạ mới trình văn lên Bình-nam đại tướng quân, để làm sao đánh
một trận, diệt được hai trang. Do vậy hôm nay Lĩnh-nam công đại nhân
mới mang thiết kỵ từ Giao-chỉ vào trợ chiến. Thuộc hạ định kế sách như
thế này:
Thứ nhất, Đô-úy Cửu-chân Dương tướng quân chỉ huy đánh Đinh trang.
Thứ nhì, thuộc hạ chỉ huy đánh Đào trang.
Thứ ba, Đô sát Cửu-chân Chu tướng quân chặn đường rút lui của giặc về
phía Nhật-nam.
Ngày mai thuộc hạ sẽ đạt thư mời Đào Thế Kiệt, Đinh Đại đến phủ Thái-
thú ăn tiệc, rồi tìm cách giữ lại cho đến chiều. Trong khi đó thì sáng sớm