Nó hướng vào Phạm Bách hành lễ:
– Đệ tử xin mạn phép, nếu có gì sai xin sư bá chỉ điểm cho.
Nói xong, nó múa đủ 18 lộ Cửu-chân côn pháp, rồi ngừng lại:
– Xin sư bá chỉ dạy.
Phạm Bách mơ màng nhớ lại hồi còn trẻ, sư phụ có dạy Thục gia trượng
pháp cho ông, nhưng vì ông là ngoại đồ, nên chỉ được học có 10 lộ mà thôi.
Nay thấy Đào Kỳ đánh đủ 18 lộ, ông mới biết Thục gia trượng pháp có biến
hoá phức tạp vô cùng, mỗi lộ bề ngoài coi cục mịch nhưng bao hàm những
sát chiêu ghê gớm. Ông được sư phụ giảng rằng côn pháp này do tả tướng
Vũ Bảo Trung tức ông Nồi chế ra. Sau đó ông đã dùng nó để đánh quân
Tần. Chính Đồ Thư bị giết về lộ côn pháp này. Sư phụ ông còn nhấn mạnh:
Côn pháp xuất phát từ Vạn-tín hầu Lý Thân. Khi Vạn-tín hầu tự tận thì đệ
tử của ngài là Vũ Bảo Trung mới dựa theo đó mà sửa đổi, thêm những kinh
nghiệm vào. Trượng pháp nổi danh ngang với thần tiễn của Cao Nỗ. Nó có
đặc điểm là dù người ngu, người già, đàn bà, trẻ con đều học được cả. Khi
sử dụng, tuỳ theo công lực. Công lực yếu, thì uy mãnh thường, công lực
mạnh thì uy mãnh tuyệt luân.
Ghi chú của thuật giả
Cao Nỗ, trước theo vua Hùng. Khi An-dương vương vây vua Hùng, Ngài
mở cửa thành cho An-dương vương vào ngày mùng sáu tháng giêng. Về
sau ngày sáu tháng giêng trở thành ngày hội của Cổ-loa. Dân chúng coi như
ngày lập quốc thứ nhì. Có câu tục ngữ:
“Chết thì bỏ con, bỏ cháu,
Sống thì không bỏ mùng sáu tháng giêng”
Cao Nỗ là một trong Tứ-trụ đại thần triều Âu-lạc là:
1. Đại-tư mã, Vạn-tín hầu Lý Thân.
2. Đại-tư không, Trung-tín hầu Vũ Bảo Trung.
3. Đại-tư đồ, Cao-cảnh hầu Cao Nỗ (Lỗ).
4. Tể-tướng, Phương-chính hầu Trần Tự-Minh.
Sau khi Vạn-tín hầu Lý Thân tự tận, Cao Nỗ được thay thế lĩnh chức Đại
Tư-mã, tương đương với ngày nay là Tổng Tư-lệnh quân đội. Cũng có sách
chép ngài lĩnh chức Tả-tướng quân. Vì có chân tài, lại có công, ngài được