QUẦN ĐẢO NGỤC TÙ - Trang 109

như chẳng còn là sự sa đoạ, ham mê, tội lỗi của con người, mà là những cái
đuôi mà các đạo Sắc luật thế nào cũng kéo theo. Dường như sự phạm pháp
cũng có cao trào và để chặn đứng sự lan tràn, nhà nước tuần tự tung ra các
đạo Sắc luật, dự liệu một sự trừng trị nặng hơn, đích đáng hơn để cao trào
phạm pháp bắt buộc phải xẹp xuống. Nhưng kết quả thì hoàn toàn ngược
lại.
Như Sắc luật đặt Công nhân Hoả xa vào kỷ luật nhà binh chỉ hành hạ đám
phụ nữ, thiếu niên: thời chiến đàn ông đi lính hết, bắt buộc phải làm thay
mà họ chưa hề được huấn luyện quân sự một ngày thì “khép vào kỷ luật
nhà binh” sao nổi. Vậy mà phải lũ lượt ra Toà quân sự.
Sắc luật trừng trị bọn không làm đủ số ngày công tác quả thực chỉ là giản dị
hoá thủ tục cho đi đày, những tổ viên dám bất mãn lề lối làm “chấm công
lấy điểm” của nông trường mà muốn sản xuất cụ thể. Chưa có Sắc luật này
còn phải xử theo luật, còn phải đưa họ ra toa về tội “phản cách mạng trên
lãnh vực kinh tế” nhưng từ nay chỉ cần một quyết định của Ban Giám đốc
nông trường, có Ủy ban Quận chấp nhận là đủ (vả lại nạn nhân cũng đi tù
nhưng khỏi phải mang nặng mặc cảm “kẻ thù của nhân dân”). Dĩ nhiên số
ngày công tác mỗi địa phương mỗi khác, nhẹ nhất là dân Caucasus mỗi
năm chỉ phải làm có 75 ngày. Vậy mà thiếu gì dân địa phương bị đưa đi đày
Krasnoyarskowr đúng 8 năm.
Dù chỉ nói sơ sài, qua loa đến những đợt tù thường phạm, tù không phải
chính trị
nhưng không thể bỏ qua được một trong những Sắc luật nổi tiếng
của thời đại Stalin vào năm 1947 mệnh danh Sắc luật 7/8 chiếu theo đó tha
hồ “lượm” người vì những thường tội nhỏ nhặt nhất. Đụng đến một bông
lúa, một trái dưa chuột, vài củ khoai lang cũng tù mà một bó củi, một mớ
chỉ cũng đủ để đưa đi đày đúng 10 năm

[21]

.

Có phải bấy nhiêu mà đã đủ? Bản án 10 năm có thể là nặng ở thời kỳ sửa
soạn chiến tranh, nhưng sau khi đã chiến thắng vĩ đại rồi thì Stalin cho là
vẫn còn nhẹ quá. Vì vậy mới có vụ gạt bỏ Hình Luật sang một bên, bao
nhiêu luật lệ cũng như Sắc lệnh cũ về các tội trộm cắp được dẹp bỏ hết để
cho ra đời Sắc luật đặc biệt ban hành ngày 4 tháng 6 năm 1947 mà liền sau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.