có bận tâm và hoài công thắc mắc đến những thằng trí thức thối nát!”.
Kể từ tháng Giêng năm 1919 có phong trào quyên góp thực phẩm và nhiều
toán cán bộ được phân phối tận nơi quyên từng nhà nhưng về địa phương
nào cũng bị chống đối, hoặc lì lợm thụ động hoặc bạo động làm mạnh. Để
dẹp cho xong sự chống đối này, nhà nước phải mất 2 năm liền tống giam
bao nhiêu đợt, chưa kể những người bị bắn hạ tại chỗ.
Thực ra tôi không muốn đả động tới ở đây phần chính của bộ máy đàn áp đi
theo sự chiếm đóng, lấn đất của Hồng quân. Chiếm xong một vùng, một thị
xã nào là đến giờ ra tay của Cheka, của các ban Đặc vụ và các Toà án Cách
mạng. Cũng chẳng muốn kể ra chỉ thị của NKVD ngày 30 tháng 8 năm
1918 ra lệnh cho các cấp dồn nỗ lực tối đa để “bất cứ kẻ nào có tham gia,
dính dáng đến việc kháng cự lại Hồng quân là bắn bỏ tức khắc, vô điều
kiện”.
Nhưng vụ dưới đây thì giải thích thế nào?
Mùa hè năm 1920 đồng ý là trận nội chiến chưa hẳn đã chấm dứt tuyệt đối.
Cũng còn nhiều nơi nổ súng nhưng trọn vùng sông Don hiển nhiên đã dứt
chiến hoàn toàn. Vậy thì tại sao nhiều toán sĩ quan đang đóng ở các thị xã
dọc bên sông – như ở Rostov, ở Novocherkaask – lại bị gởi cả loạt tới
Archangel? Từ đây tất cả đều bị xuống tàu đi ra đảo.
Solovetsky và nhiều tàu đã chìm tuốt xuống Bạch hải và biển Caspian! Vậy
thì đám sĩ quan nạn nhân đó phải kể là mất mạng trong thời chiến hay là
thời bình đất nước khởi sự tái thiết? Cũng năm đó ở Novocherkaask một
thiếu phụ bụng mang dạ chửa bị bắn bỏ chỉ vì tội dám chứa chấp người
chồng sĩ quan. Cái chết của người vợ đó biết liệt vào loại nào?
Tháng 5 năm 1920 ra đời đạo Sắc luật lừng danh của Trung ương Đảng về
“Những hoạt động phá hoại ở hậu cứ”. Dĩ nhiên mỗi lần có một đạo luật
tương tự là lại khởi sự một đợt bắt bớ quy mô. Đó là một nhãn hiệu chắc
chắn.
Điểm khó khăn mà cũng là điểm thuận lợi đặc biệt cho công cuộc tổ chức
bắt người đại quy mô đó là làm gì có luật, cũng chẳng có phương thức đại
khái nào quy định hình phạm trước năm 1922.
Tất cả đều chỉ xử theo tinh thần cách mạng. Mà tinh thần cách mạng bao