nếu chẳng phải để chuẩn bị cho cuộc chiến hoàn thành Cách mạng toàn thế
giới? Nếu không đối phó sao kịp?
Vì lẽ đó ở Mạc Tư Khoa có những cuộc bố ráp khoa học, từng khu này
sang khu khác. Có bố ráp là phải bắt được người, đúng theo khẩu hiệu:
“Chúng ta phải đấm bàn cho mạnh, cho dữ dội để cả thế giới nghe thấy
phải sợ hãi, rụng rời”.
Vì lẽ đó Lubyanka và Butyrki ngày đêm rầm rập Mật vụ Áo đen dùng đủ
mọi thứ xe chuyên chở người vô. Xe buýt, xe ca, xe lớn bít bùng, xe tắc xi
mở mui lộng lẫy. Xe nhiều đến nổi kẹt cứng mọi cửa ra và trong sân chẳng
còn chỗ đậu. Người nhiều như thế thì cứ thảy nguyên xe vô cái đã, mà cũng
khỏi cần ghi tên vô sổ.
Tình trạng ứ đọng đầy dẫy ở địa phương. Như ở Rostow trong khám số 33
thì xà lim nào cũng nghẹt cứng tù nhân, Boiko bước vô đành phải đứng, vì
chỗ đâu mà ngồi?
Dưới đây là một ca điển hình: một nhóm trẻ tuổi chiều tối tụ họp nhau
thưởng thức nhạc mà không xin phép trước GPV. Dĩ nhiên có nhạc thì phải
có trà, nước ngọt cho chính nhóm người tham dự chung đậu nhau từng
kopech. Lý do chính chẳng phải nhạc và nước giải khát mà họ đóng góp để
cứu trợ, những bà con, bạn bè kẹt vì tội tiểu tư sản. Làm sao qua mặt được
GPV? Trọn ổ bị bắt ra toà lãnh từ 3 đến 10 năm. Người đẹp Anna
Skripnikova lãnh bản án 5 năm nhưng thủ lãnh Ivan Nikolaiyevich và
nhóm tổ chức chịu thú tội đành lãnh án tối đa là xử bắn.
Cũng năm đó có nhóm sinh viên Nga ly hương sống ở Balê triệu tập một
buổi họp truy niệm văn hào Pushkin và báo chí tường thuật đầy đủ – một
biểu dương tinh thần của phe nhóm giẫy chết nên kết quả là tất cả những
học sinh vừa tốt nghiệp trung học, chưa phải sinh viên còn kẹt trong nước
là bị tống giam ngay tức khắc, cùng một lúc với đám mệnh danh “sinh viên
luật”, tức bọn sinh viên thuộc thành phần ưu đãi ở Nga thời tiền cách mạng.
Thời ấy mới chỉ có trại cải tạo đặc biệt trên đảo Solovesky chứa vừa vặn
đợt tù sau vụ Voikov. Nhưng cả một hệ thống quần đảo ngục tù dưới danh
hiệu Gulag đã khởi sự manh nha và chuẩn bị dựng lên khắp nơi trên toàn
lãnh thổ.