dưới 200 ngàn “Đảng viên” nông dân.
Bị kể là cấp lãnh đạo “đảng” có một số ông lớn đại khái nhà kinh tế học
chuyên khoa Canh nông Aleksandr V. Chayanov, ông “Chủ tịch Hội đồng
Chính phủ” tương lai N.K. Kondratyev, rồi Yurovsky, Makarov, chót hết có
Aleksei Doyarenko
, giáo sư Viện Đại học Timiryazev (sau này lên giữ
ghế Ủy viên Canh nông).
Thế rồi bỗng một đêm Stalin xét lại. Một đêm đẹp trời mà lý do thì chẳng
ai hiểu nổi. Không lẽ người định cứu rỗi linh hồn thiệt? Đâu phải! Hãy còn
quá sớm. Hay là gặp lúc người thư thái, hân hoan chớ không lì lì, ác độc,
giết người như thông lệ. Chao ôi, người gặp lúc vui vẻ cũng chẳng ai dám
nói người vui!
Nếu phải phân tích kỹ thì có lẽ đêm hôm ấy Staline đã cho rằng trước sau
cả nước cũng sắp chết đói rồi, tội gì lựa 200 ngàn đứa cho “đi” trước cho
thêm phiền. Thế là có lệnh ban ra, vụ án “Đảng Nông dân” đang rầm rộ, sôi
nổi được xếp lại cái một! Bạn nào đã lỡ phản tỉnh thú tội rồi có quyền phản
cung. Chao ôi, được phép phản cung thì còn gì vui mừng bằng.
Chẳng cần buộc tội nhiều đến số ngàn làm gì! Chỉ bọn đầu sỏ Kondratyev,
Chayanov lãnh án cũng đủ
. Vậy mà đến năm 1941 Vavilov bị điều tra
mạnh quá vẫn phải khai có Đảng Nông dân thiệt mà chính ông ta là thủ
lãnh.
Thời gian trôi, chồng hồ sơ cao lên nhưng chẳng ai biết diễn tiến đích thực
của vấn đề mà chỉ biết là nó nghệ thuật tuyệt vời.
Không bao giờ GPV chấp nhận sơ sót và có một số vấn đề được coi như là
đã có nếp, đại khái là: Tín đồ tôn giáo là bị bắt liên miên, không ngừng.
Lâu lâu còn cho ra một cao điểm, chẳng hạn như “Đêm đả Thiên Chúa
giáo” ở Lêningrad đúng vào dịp Giáng Sinh 1929. Thành phần tôn giáo có
học bị vồ trước và dĩ nhiên chẳng có vụ sáng mai thả ra và chẳng phải “trò
chơi Giáng Sinh”! Cũng ở Lêningrad tháng 2 năm 1932, giáo đường bị
đóng cửa cả loạt và các cấp giáo phẩm bị tống giam đại quy mô. Dĩ nhiên
còn nhiều vụ, ở nhiều nơi nhưng không được nhắc tới.
Các giáo phái không phải phe Chính thống cũng bị thường xuyên khủng bố,