8. Tầm nhìn: Tầm nhìn của bạn phải luôn được quảng cáo rộng rãi, nhất
quán và liên tục trong một thời gian dài cho đến khi in sâu trong tâm trí
khách hàng;
9. Tính kiên trì: Bạn cần có thời gian để phát triển thương hiệu của mình
một cách hệ thống và phải luôn gắn liền với nó. Đừng bao giờ bỏ cuộc, nên
tin tưởng vào bản thân và cần phải kiên trì. Những thương hiệu cá nhân
mạnh như Tiger Woods, Oprah Winfrey phải cần rất nhiều năm làm việc
cần mẫn với sự cống hiến, lòng can đảm, có kế hoạch cùng tính kiên trì,
mới có thể đứng vững;
10. Thiện chí: Hầu hết mọi người đều muốn giao dịch với những người họ
có cảm tình. Thương hiệu cá nhân của bạn sẽ tạo ra những kết quả tốt đẹp
và tồn tại lâu dài hơn nếu bạn được đánh giá đúng đắn. Bạn nên gắn kết bản
thân với những giá trị tích cực, đáng giá. Thương hiệu của Bill Gates mang
thiện chí mong muốn tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn thông qua quỹ Bill và
Melinda Gates, (hiện là một tổ chức từ thiện lớn nhất thế giới);
11. Sự thực hiện: đây là yếu tố quan trọng nhất sau khi thương hiệu của bạn
xuất hiện. Nếu bạn không thực hiện đúng những điều bạn cam kết và không
tiếp tục hoàn thiện bản thân, thương hiệu cá nhân của bạn sẽ là sự giả tạo.
Vì vậy, thương hiệu cá nhân của bạn nên được chuyển thành thẻ điểm cân
bằng cá nhân.
Khi bạn xây dựng được một thương hiệu cá nhân theo những tiêu chí trên
và bạn hành động đúng theo những điều đã cam kết thì thương hiệu của bạn
sẽ trở nên mạnh mẽ, bạn sẽ khác biệt với mọi người và khách hàng mục tiêu
sẽ hiểu hơn về thương hiệu của bạn. Xây dựng thương hiệu cá nhân đích
thực là một hành trình có hệ thống và là một cuộc cách mạng. Bạn nên bắt
đầu bằng việc xác định bạn là ai dựa trên ước mơ, tầm nhìn, sứ mệnh, triết
lý sống, các giá trị, vai trò chính, dấu ấn riêng, hiểu biết về bản thân, tự
nhận thức, hơn là tạo ra một thương hiệu cá nhân không phản ánh đúng con