QUẢN TRỊ TRONG THỜI KHỦNG HOẢNG - Trang 158

của nền kinh tế. Giai đoạn sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, bắt đầu cùng
với những khẳng định kiêu ngạo của chính quyền nhà nước về việc kiểm
soát được nền kinh tế; chủ nghĩa Keynes của những năm 1930 đến những
năm 1940 và 1950, đã trở thành lý luận được áp dụng nhiều nhất tại các
nước phát triển. Nhưng lại chỉ có một chính sách duy nhất trong giai đoạn
hậu chiến tranh thừa nhận sự thống trị của nền kinh tế thế giới. Nhật Bản và
Đức trở thành những nhà quản lý chính quyền thành công nhất trong nền
kinh tế, bởi họ luôn biết đưa ra các chính sách kinh tế dựa trên nền tảng
đánh giá đúng đắn cũng như thẩm thấu hiện trạng của nền kinh tế thế giới.
Như Nhật Bản bắt đầu tăng trưởng với tốc độ chóng mặt trong những năm
đầu thập niên 1950 nhờ sự phân tích kỹ lưỡng các xu hướng công nghệ
cũng như công nghiệp trong nền kinh tế thế giới. Điều này giúp họ phát
triển kinh tế thoát hẳn khỏi những ngành công nghiệp truyền thống, chẳng
hạn như dệt may - ngành công nghiệp mà hầu hết các nước phát triển đều
nỗ lực bảo vệ - và hướng tới ngành công nghiệp tiêu dùng công nghệ cao
như camera, máy ghi âm, ô tô, đài và tivi. Nước Đức, dưới sự dẫn dắt của
những ngân hàng lớn, cũng đã tiến hành phát triển theo cách thức tương tự.
Những quốc gia tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng kiểm soát và xây dựng
nền kinh tế quốc nội tự trị của chính quyền nhà nước - hai nước theo chủ
nghĩa Keynes là Anh và Mỹ - chính là những nước thực hiện phát triển kinh
tế kém nhất. Anh và Mỹ đã nỗ lực hết mình để đưa nền kinh tế phù hợp với
mục tiêu chính trị trong nước, nhưng họ đều thất bại.

Nhưng càng có nhiều lời đề nghị hủy bỏ vấn đề chủ quyền dân tộc thông

qua nền kinh tế bao nhiêu, thì các chính quyền lại càng kiên trì bám chặt
vào nó bấy nhiêu. Kết quả là, khoảng cách giữa thực tế nền kinh tế với thực
tế chính trị, và với những kỳ vọng chính trị lại càng xa vời bấy nhiêu. Tuy
nhiên, điều này càng khiến các nhà hoạch định chính sách quốc gia vỡ
mộng bao nhiêu, thì họ lại càng nghĩ rằng mình mạnh mẽ bấy nhiêu. Những
nước nhỏ, chẳng hạn như Thụy Sỹ hay Hà Lan, đều biết rằng họ đã mất
kiểm soát đối với vấn đề kinh tế và chính trị. Nhưng những quốc gia luôn
tự coi mình là những “cường quốc về quyền lực” không dễ dàng chấp nhận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.