đêm trước, tự hẹn mình phải bán được bao nhiêu vé bảo hiểm ngày hôm
sau. Nếu hôm sau không bán được đủ số thì vé đọng lại đó sẽ cộng vào
chương trình hôm sau nữa. Cứ tiếp tục như vậy hoài.
Do kinh nghiệm, tôi thấy rằng ta không thể luôn luôn theo đúng thứ tự quan
trọng của từng việc được, nhưng dù sao lập một chương trình như vậy tốt
hơn nhiều là gặp đâu làm đấy.
Nếu văn hào Bernard Shaw theo quy tắc ấy một cách nghiêm khắc, có lẽ
ông đã thất bại trong công việc trước tác và suốt đời chỉ là thủ quỹ của một
ngân hàng. Chương trình của ông là viết mỗi ngày năm trang. Chương trình
ấy và sự quyết ý thi thành cho kỳ được, đã giúp ông nổi danh, năm ròng rã.
CHín năm dầu có thiệt là cay đắng vì kết quả ông chỉ kiếm được có 20 mỹ
kim, trung bình khoảng mọt xu một ngày!
Tập quán thứ ba: Khi gặp một vấn đề, nếu có đủ sự kiện giải quyết rồi thì
phải giải quyết ngay đi, đừng hẹn tới mai.
Mông người học trò cũ của tôi, ông H.P.Howell, nay đã quá cố, nói với tôi
rằn khi còn là một viên giám đốc trong uỷ ban U.S.Steel, những cuộc hội
nghị của ông và các bạn đồng nghiệp thường kéo dài quá. Họ bàn cãi rất
nhiều mà quyết định rất ít. Kết quả, mỗi nhân viên phải ôm từng chồng báo
cáo về nhà để nghiên cứu.
Sau, ông Howell đề nghị với uỷ ban chỉ xem xét từng vần đề một, rồi quyết
định ngay. Thế là hết do dự, hết để lại lần sau. Uỷ ban có thể quyết định
phải kiếm thêm sự kiện nữa, hoặc làm việc ngày việc nọ, hay không làm gì
hết. Nhưng mỗi vấn để đưa ra, phải quyết định rồi mới qua vấn đề khác. Kết
quả thiệt lạ lùng và mỹ mãn: chương trình nghị sự rõ ràng quá, ngày nào
xong việc ngày ấy. Mỗi nhân viên khỏi phải ôm từng chông báo cáo về nhà,
khỏi phải khổ tâm về những vấn để chưa giải quyết.
Quy tắc đó thiệt hay, chẳng những cho Công ty U.S.Steel mà cả cho bạn và
tôi nữa.
Tập quán thứ tư: học tổ chức, trao bớt quyền hành cho người dưới để có thì
giờ chỉ huy, kiểm soát,
Nhiều nhà kinh doanh chết sớm vì không biết cách giao uỷ trách nhiệm cho
người khác, nhất định làm lấy hết thảy mọi việc. Kết quả: bù đầu óc vì tiểu