những lỗi lầm hôm qua. Vả lại nếu tôi nghĩ tới chuyện cũ hoài, chắc tôi
không thể sống lâu“.
Trong thời loạn cũng như thời bình, khéo suy với vụng suy chỉ khác nhau ở
chỗ này: khéo suy là nghĩ kỹ về nhân quả rồi hành động một cách hợp lý,
hữu ích; còn vụng suy chỉ làm cho thần kinh ta căng thẳng và suy nhược
thôi.
Mới rồi tôi được cái hân hạnh phỏng vấn ông Arthur Sulzberger, chủ bút
một tờ báo nổi danh nhất thế giới, tờ ”Nữ ước nhật báo“. Ông nói với tôi
rằng khi chiến tranh thứ nhì bùng lên ở Âu Châu, ông gần như chết điếng,
lo về tương lai đến nỗi mất ngủ. Nửa đêm ông thưởng tỉnh giấc, nhìn bóng
trong gương rồi lấy bút, sợn tự vẽ mặt ông.
Ông không biết chút gì về môn hội hoạ hết, nhưng ông cứ vẽ càn cho óc
khỏi phải lo lắng.
Một thanh niên Mỹ đang tùng chinh lên bên Châu Âu cũng vậy. Chàng tên
lê Ten Bengermino bị lo lắng giày vò tới nỗi thần kinh suy nhược nặng.
Chàng viết: ”Tháng tư năm 1945, vì quá lo nghĩ, tôi mắc một chứng bệnh
ruột, đau đớn vô cùng. Nếu chiến tranh không kết liễu ngay lúc đó thì chắc
là tôi nguy rồi. Tôi mỏi mệt quá lẽ. Lúc đó tôi làm hạ sĩ quan ở bộ binh, đội
thứ 94. Công việc của tôi là ghi tên những người hoặc tử trận, hoặc mất
tích, hoặc nằm nhà thương. Tôi phải thu những đồ dùng của họ để gởi về
cho thân nhân họ, vì người ta trọng những kỷ niệm đó lắm. Tôi luôn luôn sợ
vì lúng túng mà rồi lẫn lộn đáng tiếc chăng. Tôi lo lắng không biết có làm
tròn phận sự không, có sống sót để về ôm đứa con một hay không- đứa con
mới 6 tháng mà tôi chưa được biết mặt. Tôi lo lắng mệt nhọc đến mức mất
17 ki lô. Tôi hoảng hốt gần hoá điên. Tôi ngó tay tôi chỉ thấy còn da với
xương. Nghĩ tới khi về nhà, thân hình tiền tuỵ mà sợ, khóc lóc như con nít.
Tâm hồn bị rung động quá chừng, nên mỗi khi ngồi một mình là nước mắt
tràn ra. Có một hồi, ít lâu sau trận Bulge, tôi khóc nhiều quá, không còn hy
vọng gì tinh thần sẽ thư thái như xưa nữa.
Sau cùng, tôi phải vào nằm nhà thương. Vị bác sĩ săn sóc tôi chỉ khuyên có
vài lời mà thay đổi hẳn đời tôi. Sau khi đã khám kỹ cơ thể tôi, ông nhanạ
rằng bệnh tôi thuộc bệnh thần kinh. ”Này anh Ted, anh nên coi đời của anh