CHƯƠNG
12
S
au một tuần lễ chống đối với “Quảng Bình quật khởi”, thực dân Pháp tập
trung khủng bố, càn quét phía bắc huyện Quảng Ninh nhằm làm suy yếu
mặt trận phía bắc của tỉnh, ngăn chặn sự chi viện cho phía Nam của huyện
Quảng Ninh. Từ trong thực tiễn chiến tranh, đảng bộ huyện Quảng Ninh
được tôi luyện đúc kết nhiều kinh nghiệm để tạo tiền đề cho đảng bộ tiếp
tục lãnh đạo cuộc kháng chiến. Và cũng từ việc làm phát động tuần lễ “tích
cực cầm cự, chuyển mạnh sang tổng phản công” Quảng Ninh đã tạo ra
bước chuyển biến mạnh mẽ đều khắp đã tích cực phá ngụy trừ gian, phát
động rầm rộ phong trào đấu tranh của nhân dân, đẩy mạnh chiến tranh du
kích phối hợp với bộ đội chủ động tiến công tiêu diệt địch. Tích cực bao
vây kinh tế địch, tổng bãi thị làm cho địch từ thế chủ động trở thành thế
phòng ngự, co cụm ở trong đồn không dám mở những cuộc càn quét lớn
nữa. Binh lính hoang mang dao động. Nhận định được âm mưu của địch và
tính chất phức tạp quyết liệt của cuộc kháng chiến sắp tới, đảng bộ Quảng
Ninh quyết bảo vệ vững chắc vùng mới giải phóng ở đồng bằng như Tân
Ninh, an Ninh, Trường Ninh, Vạn Ninh, giữ vững thế trận đang có lợi cho
ta. Huyện ủy, Ủy Ban kháng chiến - Hành chính huyện đã thống nhất chủ
trương tăng cường việc xây dựng và củng cố các đoàn thể quần chúng, tổ
chức huấn luyện các đại đội du kích thường trực của xã và lực lượng dân
quân ở các thôn xóm. Tất cả đều nêu cao tấm gương dũng cảm của chị thôn
đội phó Nguyễn Thị Vuông, tuổi mới đôi mươi hy sinh một cách rất gan dạ
và quyết liệt với kẻ thù. Để kiện toàn các cấp chỉ huy, vận động nhân dân,
nhất là các gia đình có người đi lính cho địch kêu gọi chồng con trở về với
cách mạng. Vận động quyên góp tiền của, giúp đỡ cán bộ, bộ đội, du kích,
xúc tiến hơn nữa kế hoạch “ra làng”, “hạ rầm”, xây dựng hầm hào chiến
đấu, đặt các chướng ngại vật, xây dựng tốt các “làng chiến đấu” “khu du