QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP - Trang 35

Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn

Slavơ của người Đức đã thất truyền từ lâu, “chutzpah nghĩa là “táo bạo, gai góc, trắng trợn,
thần kinh, vô liêm sỉ mà không ngôn từ nào có thể miêu tả chính xác”

[2]

. Người nước ngoài

sẽ chứng kiến sự cả gan này ở bất kỳ đâu trên đất Israel: Trong cách các sinh viên đại học
nói chuyện với giảng viên, nhân viên thách thức ông chủ, binh lính chất vấn sĩ quan chỉ huy
và thư ký sửa lưng các bộ trưởng chính phủ. Tuy nhiên, đối với người Israel, đây không phải
là sự cả gan, mà là điều hết sức bình thường. Người Israel học được rằng tính quyết đoán
này là điều bình thường, tính trầm lặng sẽ là nguy cơ bị tụt lại phía sau, dù là ở nhà riêng,
trên giảng đường hay trong quân đội.

Điều này đặc biệt rõ trong cách người Israel gọi tên nhau. Jon Medved, một nhà đầu tư mạo
hiểm và là doanh nhân người Israel, thích trích dẫn những gì ông gọi là “phong vũ biểu biệt
danh”: “Bạn có thể hiểu được nhiều về bản chất một xã hội thông qua cách người dân gọi
tên giới lãnh đạo của họ. Israel là nước duy nhất trên thế giới mà mọi nhân vật nắm quyền -
bao gồm cả thủ tướng và các tướng lĩnh trong quân đội - đều được mọi người, kể cả dân
chúng gọi bằng biệt hiệu.”

Cụ thể, biệt danh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Ariel Sharon lần lượt là “Bibi” và
“Arik”. Một cựu lãnh đạo đảng Lao động là Bin-yamin Ben-Eliezer có biệt danh “Faud”. Vị
Tham mưu Trưởng trong quân đội Israel gần đây là Moshe Levi sở hữu biệt danh “Moshe
VeHetzi”, nghĩa là Moshe-và-một-nửa, do ông này cao đến 1,98 mét. Nhiều cựu tướng lĩnh
khác trong lịch sử quân đội Israel cũng được đặt biệt danh như Rehavam “Gandhi” Zeevi,
David “Dado” Elazar và Rafael “Raful” Eitan. Một nhà lãnh đạo nổi tiếng của Đảng Shinui,
Yosef Lapid từng mang biệt danh “Tommy”. Còn “Bugie” là biệt danh của vị bộ trưởng hàng
đầu trong chính quyền kế tiếp của Israel là Isaac “Bugie” Herzog. Người ta không ngại dùng
công khai những cái tên đặc biệt này, thay vì chỉ nói sau lưng các vị quan chức. Điều này,
theo lập luận của Medved, chính là đại diện cho mức độ thân mật trong các mối quan hệ của
người dân Israel.

Thái độ và sự thân mật của người Israel còn được bắt nguồn từ nền văn hóa khoan dung
mà người Israel gọi là “thất bại có tính xây dựng”, hay “thất bại thông minh”. Giới đầu tư
Israel tin rằng nếu không thông cảm với một số lượng lớn thất bại của các doanh nghiệp, thì
sẽ khó lòng đạt được sự đổi mới thật sự. Trong quân đội Israel, xu hướng xem xét các biểu
hiện - dù thất bại hay thành công - trong huấn luyện, những lần tập trận mô phỏng, thậm
chí ngay trên chiến trường, đều mang giá trị trung lập. Miễn là các phi vụ mạo hiểm được
thực hiện một cách thông minh và không bất cẩn thì người ta luôn học hỏi được điều

Như giải thích của giảng viên trường Đại học Thương mại Harvard (HSB), ông Loren Gary,
việc phân biệt rạch ròi giữa “một cuộc thử nghiệm được lên kế hoạch kỹ lưỡng và việc ăn
may”

[3]

là rất quan trọng. Ở Israel, sự phân biệt này càng thể hiện rõ trong lĩnh vực đào tạo

quân đội. Một sĩ quan huấn luyện không quân cho chúng tôi biết: “Chúng tôi không cổ vũ
quá mức khi bạn làm tốt, nhưng cũng không giết chết bạn nếu chẳng may thất bại”

[4]

.

Thật vậy, một nghiên cứu vào năm 2006 của Đại học Harvard cho thấy những doanh nhân
từng thất bại sẽ có cơ may thành công cao hơn 20% với lần khởi nghiệp tiếp theo của họ;
đây là tỉ lệ cao hơn những người khởi nghiệp lần đầu và không quá thua kém những doanh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.