Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn
thách thức cấp trên của công ty, hẳn vị thế toàn cầu của Intel ngày nay đã giảm sút rất
nhiều.
Việc giải thành công bà “bức tường năng lượng” của nhóm kỹ sư Israel còn tạo ra một
thành tựu tích cực khác. Chúng ta thường không nghĩ rằng máy tính tiêu thụ nhiều năng
lượng - chúng ta thường bật máy tính suốt ngày - nhưng, một lượng lớn máy tính thì vẫn
tốn điện... John Skinner, CEO phụ trách bộ phận công nghệ sạch của Intel, đã tính toán lượng
điện năng mà bộ vi xử lý của Intel có thể đã tiêu tốn nếu công ty vẫn tiếp tục sản xuất chúng
theo cách cũ, thay vì có “bước ngoặt khôn ngoan” về phía thiết kế tiết kiệm điện năng của
nhóm Israel: Một khoản tiết kiệm 20 TW (terawatt) điện chỉ trong hơn hai năm rưỡi. Đây là
sản lượng điện đủ thắp sáng cho 22 triệu bóng đèn loại 100 W liên tục 24 giờ mỗi ngày, bảy
ngày một tuần trong suốt một năm liền. Trong báo cáo của mình, Skinner viết: “Chúng tôi đã
tiết kiệm được hai tỉ USD chi phí năng lượng. Con số này đủ để xây vài nhà máy nhiệt điện...
Chúng tôi rất tự hào đã giảm được đáng kể lượng khí thải CO2 của công ty”
[15]
.
Tuy nhiên, ý nghĩa trong câu chuyện Intel Israel không chỉ dừng lại ở việc nhóm kỹ sư Haifa
đã đem lại một giải pháp cách mạng giúp vực dậy cả công ty. Một sáng kiến đơn lẻ vẫn chưa
đủ để thuyết phục một ban lãnh đạo không khoan nhượng. Phải sẵn sàng đưa nó lên cấp cao
hơn, thay vì ngoan ngoãn chấp nhận mọi mệnh lệnh truyền xuống. Nhưng hành động mạnh
mẽ và táo bạo này từ đâu ra?
Dadi Perlmutter hồi tưởng lại cú sốc của một đồng nghiệp Mỹ khi lần đầu tiên chứng kiến
văn hóa công sở của người Israel. “Khi thấy chúng tôi bước ra từ phòng họp, ai nấy mặt đỏ
bừng vì la thét, anh ấy hỏi tôi có chuyện gì vậy. Tôi trả lời: Chẳng có gì hết. Chúng tôi đã đạt
được vài kết quả tốt đẹp”.
Loại tranh luận quyết liệt bị ghét cay ghét đắng trong văn hóa kinh doanh của các quốc gia
khác, nhưng với người Israel, đây là giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. Một nhà
đầu tư người Mỹ trong các doanh nghiệp mới thành lập của Israel nói: “Nếu có thể dẹp bỏ
cái tôi ban đầu, bạn sẽ tạo ra bầu không khí rất thoải mái. Trong các doanh nghiệp Israel
hầu như không có hiện tượng nói xấu sau lưng. Bạn luôn biết mình đang đứng ở vị trí nào.
Việc này cũng tránh mất thời gian cho những việc nhảm nhí khác.”
Sau này Perlmutter chuyển hẳn đến Santa Clara, trở thành Phó Chủ tịch phụ trách bộ phận
điện toán di động của Intel. Bộ phận của ông tạo ra một nửa doanh thu cho toàn công ty.
Ông nói, “Khi tôi quay về Israel, giống như quay về nền văn hóa xưa cũ của Intel vậy. Mọi
chuyện dễ dàng hơn trong một quốc gia nơi sự lịch thiệp không quá quan trọng”. khác biệt
trong văn hóa Mỹ và Israel lớn đến nỗi Intel đã bắt đầu tổ chức nhiều “hội thảo giao lưu văn
hóa” để làm cầu nối. Mooly Eden - nhân vật chủ trì các buổi hội thảo của Intel - cho biết:
“Sau khi sống ở Mỹ năm năm, tôi có thể khẳng định điều độc đáo nhất của Israel là nền văn
hóa. Người dân Israel không có văn hóa quá kỷ luật. Từ thuở sơ khai chúng tôi đã được dạy
phải luôn nghi ngờ cái có sẵn, phải luôn đặt câu hỏi, tranh luận về mọi vấn đề và sáng tạo.”