QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP - Trang 45

Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn

Sau khi cuộc chiến kết thúc, chiến thuật này còn được nhiều nước NATO học theo.

Không phải bài học lý thuyết được nhai đi nhai lại trong các học viện quân sự, hoặc được in
thành các giáo án chiến tranh, chiến thuật mới hoàn toàn là thành quả ứng biến trên chiến
trường của quân đội Israel.

Như thông lệ trong quân đội Israel, những chiến lược sáng tạo đều đến từ binh lính ngoài
tiền tuyến - cụ thể là các sĩ quan chỉ huy xe tăng và nhóm binh lính của họ. Những người này
thấy việc hỏi ý kiến lãnh đạo để giải quyết tình huống đang xảy ra tại chiến trường là không
cần thiết. Họ không thấy lạ khi tự đưa ra một sáng kiến chiến thuật và ứng biến ngay trong
thời gian thực, hoặc khi đang bay.

Tuy nhiên điều những người lính này đã tiến hành là rất khác thường. Nếu làm việc trong
một công ty đa quốc gia hay hoạt động trong bất kỳ đơn vị nào thuộc quân đội nước ngoài,
có lẽ họ đã không thực hiện những hoạt động tương tự; hoặc ít nhất cũng không làm một
mình. Nói như nhà sử học Michael Oren, từng làm việc trong quân đội Israel với tư cách sĩ
quan liên lạc: “Một sĩ quan bậc trung úy trong quân đội Israel có quyền ra quyết định lớn
hơn người đồng cấp thuộc bất kỳ quân đội nào trên thế giới”

[19]

.

Điều này, như chúng tôi đã chỉ ra trong văn hóa tập đoàn ở chương trước, cũng tương tự
như thế, thậm chí còn lớn hơn trong quân đội Israel. Thông thường, khi nghe đến khái niệm
văn hóa quân đội, ai cũng tưởng tượng ra hệ thống thứ bậc nghiêm khắc, sự phục tùng cấp
trên vô điều kiện và chấp nhận thực tế rằng mỗi người lính chỉ là răng cưa trong một bánh
răng lớn. Nhưng định nghĩa này không đúng với quân đội Israel. Và ở Israel, mọi công dân
đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự kéo dài từ 2 đến 3 năm.

Hiện tượng sĩ quan cấp dưới có quyền đưa ra quyết định vượt cấp trong quân đội Israel là
kết quả của nhu cầu thực tế cũng như bản chất của lực lượng này. “Quân đội nước nào cũng
nhận mình giỏi ứng biến, chẳng hạn như Trung Quốc, Pháp hay Anh. Nhưng hầu hết đều
dừng lại ở mức độ lý thuyết. Bạn phải nhìn vào cơ cấu tổ chức (của Israel)

[20]

mới thấy rõ

điều này.” Đó là lời nhận xét của Edward Luttwak, nhà lịch sử quân sự kiêm chiến lưc gia,
tác giả của cuốn The Pentagon and the Art of War (tạm dịch: Lầu Năm Góc và Nghệ thuật
chiến tranh) và cuốn The Israel Army (tạm dịch: Quân đội Israel).

Để làm rõ hơn ý trên, Luttwak giảng về tỉ lệ chỉ huy và sĩ quan thuộc biên chế quân đội hầu
hết các nước trên thế giới, so sánh với mô hình quân đội Israel, nơi có rất ít sĩ quan chỉ huy.
“Quân đội Israel đặc biệt thiếu hụt sĩ quan cấp lãnh đạo. Cấp dưới có quá ít chỉ huy để báo
cáo. Tất cả đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều sáng kiến hơn đến từ binh lính cấp dưới”, ông
nói.

Luttwak chỉ ra rằng quân đội Israel có nhiều trung úy và rất ít đại tá. Trong quân đội Mỹ, cứ
năm binh lính thì có một sĩ quan, thì tỉ lệ này ở quân đội Israel là chín trên một. Không lực
Israel cũng tương tự, mặc dù có quy mô lớn không quân Pháp và Anh nhưng vẫn có rất ít sĩ
quan cấp cao. Không quân Israel hiện nay do hai vị tướng hai sao lãnh đạo, cấp bậc thấp
hơn nhiều so với tiêu chuẩn của nhiều nước phương Tây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.