QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP - Trang 54

Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn

theo thì khuyên người ta ‘phải ghé thăm’ một hang động băng tuyệt đẹp ở đâu đó, ít nhất là
cho đến khi một người khác viết nguệch ngoạc chữ “KHÔNG” lên đó. Rồi lại đến một trang
nữa viết bằng tiếng Nhật, nửa còn lại là một đoạn văn bằng tiếng Đức dày đặc những đồ thị
hình cột miêu tả cao của tòa nhà cùng các sơ đồ và các kế hoạch khác nhau... Một trang khác
thì nguệch ngoạc chỉ dẫn đi mua xuồng trong rừng mưa nhiệt đới thuộc Công viên quốc gia
Manu của Peru cùng một đoạn tái bút biểu hiện thái độ buồn và thất vọng; một cái cảnh báo
ngớ ngẩn về việc này việc nọ, và một hình minh họa chim toucan tên là Felip bốn màu cùng
những họa tiết trang trí diêm dúa.”

Mặc dù đã được quốc tế hóa, Quyển Sách vẫn là một hiện tượng nguyên bản của Israel.
Những phiên bản của Quyển Sách về các địa phương khác được duy trì và mở ra ở bất kỳ
nơi nào mà “làn sóng” - cách nhà xã hội học Darya Maoz của Đại học Hebrew gọi “mốt di
chuyển” thay đổi điểm đến du lịch của người Israel - lan tới. Rất nhiều dân phượt trẻ tuổi
người Israel chỉ đơn giản là đi theo Quyển Sách từ nơi này đến nơi khác, trôi theo dòng chỉ
dẫn từ các nhóm phượt quốc tế, trong đó Hebrew là một trong các thứ tiếng phổ biến nhất.

Có một câu chuyện cười về những du khách người Israel rất nổi tiếng ở Nepal, Thái Lan, Ấn
Độ, Việt Nam và Peru như sau: Chủ một khách sạn thấy một vị khách xuất trình hộ chiếu
Israel bèn hỏi: “Nhân tiện, bọn anh có bao nhiêu người?” “Bảy triệu”, vị khách trả lời. Người
chủ liền hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu người dân nước anh vẫn còn ở Israel?”

Không có gì ngạc nhiên khi người dân nhiều nơi trên thế giới vẫn tưởng Israel phải lớn và
đông dân như Trung Quốc, dựa vào số lượng khách du lịch Israel ghé thăm nước họ. Tạp chí
Outside (Mỹ) viết: “Người Israel đã hấp thụ được quy tắc phượt toàn cầu một cách quyết
liệt hơn bất kỳ quốc gia nào khác, đó là: Đi thật xa, ở thật lâu, và nhìn thật kỹ”.

Tính thích du lịch của người Israel không chỉ để nhìn ngắm thế giới; ngọn nguồn của nó còn
sâu xa hơn nhiều. Đầu tiên, đơn giản là vì nhu cầu được giải tỏa sau nhiều năm phục vụ
trong quân đội. Yaniv, một người Israel được tạp chí Outside chọn, là điển hình của nhiều
khách du lịch Israel: “Anh đã bù đắp cho những năm tháng để tóc kiểu quân đội bằng việc
không cắt tóc, cạo râu: Cằm rậm rạp râu, và mái tóc bạc màu của anh đã xoắn lại thành một
hỗn hợp của các lọn tóc ngắn và tóc mai kiểu Chính Thống giáo, tất cả cuốn lại thành một
dạng người sói. Yaniv thừa nhận “mái tóc là vì quân đội”. “Đầu tiên là tóc tai, sau đó là đi du
lịch.”

Cho đến gần đây, người Israel không thể du lịch đến những nước láng giềng, mặc dù Beirut,
Damascus, Amman và Cairo chỉ cách Israel một ngày lái xe. Hiệp ước hòa bình với Ai Cập và
Jordan cũng không giúp thay đổi nhiều tình trạng này, dù hiện nay đã có nhiều người Israel
tò mò đến thăm các quốc gia này. Trong nhiều trường hợp, sự mở cửa mong manh này vẫn
không làm nản chí mong muốn phá vỡ những i buộc vốn là một phần trong lịch sử hiện đại
của Israel.

Sự cô lập đã tồn tại từ trước khi có Nhà nước Israel. Cuộc tẩy chay kinh tế đầu tiên xuất
hiện từ năm 1891 khi các nước Ả-rập xung quanh yêu cầu giới cai trị của nhà nước Ottoman
Palestine ngăn cấm việc nhập cư và buôn bán đất đai của người Do Thái. Năm 1922, phiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.