Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn
họp lần thứ năm của các nước Ả-rập Palestine đã kêu gọi tẩy chay toàn bộ hoạt động kinh
doanh của người Do Thái
[30]
.
Vào năm 1943, một cuộc tẩy chay chính thức đã diễn ra và kéo dài hơn khi Liên đoàn Ả-rập
gồm 22 quốc gia tiếp tục cấm mua bán các sản phẩm của ngành công nghiệp Do Thái trên
đất Palestine, năm năm trước khi Nhà nước Israel chính thức thành lập. Lệnh cấm còn mở
rộng ra những công ty nước ngoài ở bất kỳ quốc gia nào mua bán với Israel (tẩy chay thứ
cấp). Thậm chí còn đưa những công ty giao dịch với những công ty này vào danh sách đen
(tẩy chay cấp độ 3). Gần như mọi hãng xe hơi lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc - bao gồm cả
Honda, Toyota, Mazda và Mitsubishi - đều tuân thủ lệnh “tẩy chay thứ cấp” và xe của các
hãng này không hề xuất hiện trên đường phố Israel. Chỉ có một ngoại lệ đáng chú ý là
Subaru, trong một thời gian dài gần như độc chiếm thị trường Israel nhưng lại bị cấm nhập
khẩu vào các nước Ả-rập
[31]
.
Chính phủ các nước trong Liên đoàn Ả-rập đều thành lập riêng một Văn phòng Tẩy chay để
thi hành chiến dịch chính, giám sát hành vi của những mục tiêu thứ cấp và cấp độ 3, cũng
như nhận diện các triển vọng mới. Theo giảng viên Christopher Joyner thuộc trường Đại
học George Washington: “Trong tất cả các cuộc tẩy chay hiện nay, thì sự tẩy chay của Liên
đoàn Ả-Rập chống lại Israel là hiểm độc nhất về tư tưởng, tinh vi nhất về mặt tổ chức, dai
dẳng nhất về mặt chính trị và khiêu khích nhất về tính pháp lý”
[32]
.
Chiến dịch tẩy chay lần này còn nhắm vào những mục tiêu khác thường. Năm 1974, Liên
đoàn Ả-rập đã đưa đạo Baha’i vào danh sách đen, do ngôi đền của tôn giáo này ở Haifa thu
hút quá nhiều du khách, mang lại doanh thu cho Israel. Chính quyền Lebanon từng cấm
chiếu phim hoạt hình Công chúa ngủ trong rừng của Walt Disney, chỉ vì nhân vật chú ngựa
trong phim có tên Do Thái là Samson
[33]
Trong bối cảnh như vậy, rất tự nhiên khi giới trẻ Israel vừa tìm cách thoát khỏi thế gii Ả-
rập đã tẩy chay họ, vừa muốn bày tỏ sự coi thường chủ nghĩa phân biệt đó. Họ như muốn
nói: “Các vị càng cố nhốt chúng tôi bao nhiêu, chúng tôi càng muốn cho các vị thấy mình có
thể thoát ra bấy nhiêu”. Cũng vì lý do này, rất tự nhiên khi Israel tận dụng những đấu
trường như viễn thông, máy tính, phần mềm và Internet. Trong những ngành nghề này, các
đường biên giới, khoảng cách và chi phí vận chuyển thực sự không còn liên quan đến nhau.
Nhà đầu tư mạo hiểm người Israel, Orna Berry đã trao đổi với chúng tôi: “Viễn thông công
nghệ cao đã trở thành môn thể thao quốc gia giúp chúng tôi chống lại nỗi sợ nơi chật hẹp,
đó là cuộc sống trong một quốc gia nhỏ bị kẻ thù vây quanh”
[34]
.
Đây là sự bắt buộc, chứ không chỉ là sở thích hay sự tiện lợi.
Vì Israel buộc phải xuất khẩu hàng hóa đến những thị trường rất xa, các doanh nghiệp
Israel trở nên ác cảm với những mặt hàng to lớn, được sản xuất đại trà và chi phí vận
chuyển cao mà chỉ hứng thú với phần mềm và các linh kiện nhỏ gọn, vô danh. Ngược lại,
chính điều này đã giúp củng cố vị trí hoàn hảo của Israel khi thế giới chuyển sang các nền
kinh tế dựa trên tri thức và sự sáng tạo, một xu hướng vẫn tiếp diễn đến ngày nay.