QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP - Trang 75

Quốc gia khởi nghiệp Ebook.vn

Riesenfeld nói với chúng tôi một sự thật hiển nhiên. “Nếu muốn biết chúng tôi đã dạy ứng biến
ra sao, hãy nhìn vào Apollo. Những điều Gene Kranz làm tại NASA - vốn được giới sử gia Mỹ gọi
là mô hình lãnh đạo - là ví dụ cho những điều có thể trông chờ từ các chỉ huy Israel trên chiến
trường.” Câu trả lời của anh cho câu hỏi về tinh thần sáng tạo của Israel có vẻ không liên quan
đến nội dung, nhưng ông đang nói từ kinh nghiệm của mình.

Trong năm thứ hai ở Trường Kinh doanh Harvard (HBS), Riesenfeld thành lập doanh nghiệp
chung với một trong những đồng đội thuộc đơn vị đặc nhiệm Israel. Họ trình bày đề xuất của
mình tại cuộc thi kế hoạch kinh doanh Harvard, và đánh bại 70 đội khác để giành giải nhất

[60]

.

Sau khi tốt nghiệp HBS với kết quả dẫn đầu lớp, Riesenfeld từ chối lời mời hấp dẫn của Google
để mở công ty EyeView tại Tel Aviv. Trước đó, Riesenfeld đã vượt qua một trong những buổi
tuyển mộ khắt khe nhất và chương trình huấn luyện trong quân đội Israel.

Trong thời gian theo học tại HBS, Riesenfeld đã nghiên cứu trường hợp so sánh bài học thảm
họa tàu không gian Apollo 13 và Columbia

[61]

. Năm 2003, vụ phóng phi thuyền Columbia có tác

động đặc biệt đến người Israel. Một thành viên trong nhóm phi hành đoàn - đại tá không quân
Ilan Ramon, phi hành gia người Israel đầu tiên - đã thiệt mạng khi tàu Columbia nổ tung.

Nhưng Ramon đã là người hùng của Israel từ trước đó rất lâu. Ông từng là phi công trong sứ
mệnh táo bạo của lực lượng không quân nhằm phá hủy nhà máy hạt nhân Osirak của Iraq vào
năm 1981.

Giáo sư Michael Roberto và Richard Bohmer của HBS dành hai năm nghiên cứu và so sánh hai
vụ khủng hoảng Apollo 13 và Columbia. Họ cho ra đời một công trình nghiên cứu đã trở thành
nền tảng cho một lớp học của Riesenfeld: Phân tích bài học thu được từ quan điểm quản trị kinh
doanh. Nhưng tại sao Riesenfeld lại nhắc tới chuyện này với nhóm tác giả chúng tôi? Có mối liên
hệ gì giữa nó với Israel, hay với nền kinh tế mang tính sáng tạo của nước này?

Vụ khủng hoảng Apollo 13 xảy ra vào ngày 15 tháng 4 năm 1970, khi con tàu đã bay được 3/4
quãng đường lên mặt trăng. Lúc này là chưa đầy một năm sau khi Neil Armstrong và Buzz
Aldrin bước ra khỏi tàu Apollo 11. NASA như đang sống trên mây. Nhưng khi Apollo 13 bắt đầu
nhiệm vụ được hai ngày, bay với vận tốc 2.000 dặm/giờ, những bình chứa oxy chính của chiếc
tàu phát nổ.

Việc này đã khiến phi hành gia John Swigert thốt ra câu nói nổi tiếng: “Houston, chúng tôi gặp
sự cố”.

Giám đốc Điều phối bay, Gene Kranz, chịu trách nhiệm chỉ đạo sứ mệnh - và cuộc khủng hoảng -
từ Trung tâm vũ trụ Johnson ở Houston. Ngay lập tức trên màn hình liên tiếp hiển thị những nội
dung mỗi lúc một tệ hơn. Đầu tiên, ông được báo rằng phi hành đoàn chỉ đủ oxy dùng trong 18
phút, một lúc sau chỉ còn 7 phút, rồi 4 phút. Mọi chuyện đang vượt khỏi tầm kiểm soát.

Sau khi hội ý với các nhóm chuyên gia NASA, Kranz yêu cầu các phi hành gia chuyển vào
môđun thám hiểm mặt trăng có kích cỡ nhỏ hơn, vốn được thiết kế để tách khỏi Apollo cho các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.