QUỐC GIA THĂNG TRẦM - LÝ GIẢI VẬN MỆNH CỦA CÁC NỀN KINH TẾ - Trang 4

Lời nói đầu

Vào chốn hoang dã

Suốt 25 năm qua, năm nào tôi cũng tham gia vào đoàn đi săn đến Ấn

Độ hoặc châu Phi. Trong một lần đến châu Phi, tôi được nghe câu chuyện về
một vị vua đã cho con trai ông vào rừng để tìm hiểu nhịp điệu của rừng già.
Lần đầu xuất hành, giữa inh ỏi âm thanh của côn trùng và chim chóc, chàng
hoàng tử trẻ chỉ nghe được tiếng gầm của sư tử và tiếng rống của voi. Chàng
trở lại rừng nhiều lần và bắt đầu nhận biết những âm thanh khó nhận biết
hơn, cho đến khi chàng nghe được cả tiếng sột soạt của một con rắn và tiếng
lũ bướm đập cánh. Vua cha lệnh cho chàng hãy tiếp tục vào rừng cho đến
khi cảm nhận được hiểm họa trong thinh lặng và ước vọng trong ánh bình
minh. Để xứng vai một bậc trị vì, vị hoàng tử phải nghe được cả những gì
chẳng phát ra tiếng.

Nhịp điệu của rừng xanh đã chẳng còn ở New York, nơi tôi sống,

nhưng câu chuyện xa xưa của xứ Phi châu này lại rất phù hợp với một thế
giới đã tái định hình bởi cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008. Cuộc khủng
hoảng này đã làm đảo lộn cả thế giới, làm gián đoạn các dòng mậu dịch lẫn
tiền tệ, châm ngòi cho những cuộc động loạn chính trị, làm suy yếu nền kinh
tế toàn cầu và khiến thật khó để nhận ra ra quốc gia nào sẽ lớn mạnh và quốc
gia nào sẽ suy vong trong một bối cảnh đã chuyển biến. Cuốn sách này
nhằm gạn lọc những thông tin cường điệu và rối nhiễu để chọn ra những tín
hiệu rõ ràng nhất hầu tiên đoán sự trỗi dậy hoặc suy tàn của các quốc gia.
Cuốn sách là một nỗ lực để phục hiện cuộc giáo hóa vị hoàng tử, cho những
ai quan tâm đến nền kinh tế toàn cầu.

Những người trong giới tài chính toàn cầu thường tự xem họ là loài

mèo lớn, những con thú săn mồi đang căng tai lắng nghe tiếng sột soạt trong
khu rừng kinh tế. Nhưng ở châu Phi, sự khác biệt giữa họ nhà mèo và những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.