Về điểm này thì Bảo tiếp tục đưa ra những bức ảnh khác, lần này là những
bức ảnh chụp cận cảnh xác máy bay. Bảo trả lời câu hỏi của thầy Lương :
— Không, hai vụ sau thì khu vực rơi có thể nói không nằm trong địa phận
của đỉnh U Bò mà nằm ở ngoài bìa rừng. Năm 1960 tiếp tục là một chiếc
trực thăng của Mỹ, còn năm 1985 là một chiếc máy bay quân sự chở các
chuyên gia Nga từ Bắc Lào về Việt Nam đã mất liên lạc và mất tích. Theo
sơ đồ đường bay, cục hàng không dân dụng Việt Nam khi ấy thông báo
rằng máy bay biến mất ở khu vực Bắc Yên. Ngay lập tức, một cuộc tìm
kiếm quy mô lớn đã diễn ra với hàng trăm người làm công tác cứu trợ.
Lão Xèng tiếp lời Bảo :
— Chiếc máy bay ấy rơi ở rìa khu rừng, năm đó chính tôi và dân làng ở đây
đã dẫn đường cho các cán bộ, bộ đội lần theo dấu vết của máy bay. Nhưng
cũng phải mất 3 ngày mới tìm thấy, khi đến nơi, những người có mặt trêи
chiếc máy bay đều đã bị chết cháy đen thui. Không một ai còn sống cả.
Bảo mở tài liệu, tìm những dòng ghi chép lại từ năm 1985, Bảo nói :
— Thực ra trêи chuyến bay đó có tổng cộng 7 người, nhưng khi tìm được
thì chỉ còn 6 cái xác đã bị thiêu cháy. Cái xác còn lại người ta cho rằng đã
bị thú rừng lôi đi, bên cạnh đó, các vật dụng, dụng cụ, đồ đạc của những
chuyên gia xấu số ấy cũng đều biến mất. Kết luận chúng đều đã bị cháy
hoặc người dân đã lấy đi. Mặc dù hai vụ máy bay rơi sau này không bí
hiểm như vụ năm 1956, nhưng một lần nữa, khu vực tiệm cận núi U Bò,
cũng như khu rừng luôn ngập trong sương mù trở thành sự việc được bàn
tán, dẫu vậy, chẳng ai giải thích nổi nguyên nhân. Cho tới những năm 1990,
người ta mới kết luận rằng khu vực núi U Bò tồn tại một từ trường lạ, chính
dao động từ trường đã khiến cho máy bay, cũng như các thiết bị liên lạc bị
nhiễu sóng, cộng thêm làn sương mù che phủ đỉnh núi, tất cả những điều đó