họa lúc đã chạm tuổi 27, sau khi trải qua các công việc khác nhau, nhưng
rồi ông lại là một trong những họa sĩ lừng danh, ảnh hưởng lớn tới lịch sử
nghệ thuật phương Tây với nhiều bức tranh giá trị nhất, có tầm ảnh hưởng
trên thế giới cho đến ngày nay.
Trải dài suốt cuốn sách là những dẫn chứng về các câu chuyện thành
công của nhiều nhân vật xuất sắc ở nhiều lĩnh vực mà David Epstein đã dày
công nghiên cứu như: công nghệ, thể thao, âm nhạc, hội họa, khoa học...
Thông qua những câu chuyện minh họa ấy, ông lật lại các tình huống, đào
sâu phân tích, kết hợp dẫn chứng các số liệu nghiên cứu, từ đó đưa ra các
kết luận và gợi ý cho bạn đọc.
Phát ngôn của giáo sư Jeannette Wing được David đề cập ở Chương 2,
về khái niệm “Tư duy điện toán mở rộng” như là con dao đa năng Thụy Sỹ,
một dụng cụ với một lưỡi dao có chức năng chính nhưng đi kèm với các
dụng cụ đa năng khác hỗ trợ chúng ta trong mọi nhu cầu khác nhau hàng
ngày. Hay nói cách khác, nguyên lý con dao Thụy Sĩ rất hữu dụng trong “tư
duy điện toán”, giúp chúng ta vận dụng tính trừu tượng và phân tích khi xử
lý một nhiệm vụ hay vấn đề phức tạp trong học tập và làm việc kể cả trong
nghiên cứu khoa học.
David Epstein cũng đã chia sẻ ở Chương 12 rằng: chuyên môn hóa
không có gì sai, ai cũng cần chuyên môn hóa ở một mức độ này hay mức
độ khác, vào lúc này hoặc lúc khác. Tuy nhiên, tư duy đa chiều, các thử
nghiệm cá nhân, mở rộng tầm hiểu biết ở nhiều lĩnh vực sẽ giúp chúng ta
khai thác được đa dạng nguồn sức mạnh trí tuệ của bản thân, giúp chúng ta
xử lý nhiều vấn đề, hóa giải những vấn đề phức tạp, biến chúng trở nên đơn
giản.
Chúng ta cũng nghiệm ra rằng, khi một thử thách được lặp đi lặp lại
nhiều lần, nó sẽ dần trở nên dễ kiểm soát và tự động hóa sau đó; và phần
thưởng sẽ chỉ dành cho những ai chỉ thu nhận kiến thức ở mức khái niệm từ
một vấn đề nhưng biết cách vận dụng linh hoạt nó cho nhiều vấn đề khác
nhau, thậm chí ngày càng phức tạp và mới mẻ, nhất là trong một thế giới
luôn tồn tại sự thay đổi, công nghệ phát triển thần tốc hàng ngày hàng giờ
như hiện nay.