Liêm.
Họa sĩ Duy Liêm (góc phải) trong chiến khu khoảng năm 1949. Giáo sư Tôn
Thất Tùng (thứ 7 từ trái qua) đang tươi cười tay chống hông.
Sau 1954, ông Phan Ngô quyết định vào sống ở Sài Gòn, gia đình ông Duy
Liêm cùng vào theo. Ở Sài Gòn, ông Phan Ngô mở trường học lấy tên là Tân
Phương ở khu Xóm Gà, Gia Định và trường Văn Hiến ở đường Trần Quang
Khải. Cũng từ thời gian này, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo được ông Tăng Duyệt là Giám
đốc Nhà xuất bản Tinh Hoa - Huế phái vào Sài Gòn mở chi nhánh Nhà xuất bản
Tinh Hoa, gọi là Tinh Hoa Miền Nam và mời Duy Liêm vẽ bìa nhạc cho Nhà
xuất bản này. Đồng thời ông vẽ bìa nhạc và bìa sách cho các Nhà xuất bản khác
như An Phú, Minh Phát, Phạm Văn Tươi, Diên Hồng, Sống Mới, báo Phổ thông
của Nguyễn Vỹ, Nhà xuất bản Ly Tao của Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và tạp chí
Sáng Dội Miền Nam…
Cho đến 1956, ông Duy Liêm kéo theo “đệ tử” Phạm Cung, làm maquettes
tranh sơn mài, các vật dụng sơn mài, thảm cho hãng Thành Lễ với tư cách là họa
sĩ chánh. Đây là hãng mỹ nghệ danh tiếng nhất miền Nam thời đó, có sản phẩm
được giải nhất Hội Chợ Paris và các nơi khác trong nhiều năm liên tục. Và ở đây