huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong khoảng thời gian 1947-1948 và sinh cô con
gái đầu lòng đặt tên là Nga vào năm 1948. Năm 1949, ông chuyển sang làm cho
Sở thông tin của Chủ tịch Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu V, ông
Nguyễn Duy Trinh. Từ 1950 - 1951, ông gia nhập Trung đoàn 802 Quân Y, liên
khu 5, xã Nghĩa Hành, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi và tham gia ban văn nghệ
với những nghệ sĩ nổi tiếng như Nguyễn Đỗ Cung, Lê Trọng Nguyễn.
Họa sĩ Duy Liêm (trái) cùng bạn bè ở Quảng Ngãi. Ảnh tư liệu của họa sĩ
Phạm Cung.
Nhờ có thể chăn nuôi gà vịt, trồng trọt, gia đình ông Duy Liêm sống ổn
định. Sau một thời gian tham gia đoàn văn nghệ Liên khu V, Duy Liêm trở về đời
sống dân sự. Tuy vậy, cuộc sống dần khó khăn hơn vì gia đình đã có thêm cô con
gái tên là Mỹ vào năm 1951. Năm 1952 chiến tranh lan rộng ra khắp Liên khu V.
Ngoài chuyện bị Tây ruồng bố, còn có người dân tộc thiểu số từ trên Tây Nguyên
đòi tự trị đánh xuống. Cuộc sống ở Quảng Ngãi đầy cơ cực, người chết đói nhiều,
cả hai năm Quảng Ngãi không có lấy một giọt mưa.
Năm đó, Duy Liêm cùng vợ và bạn là Đinh Lân (anh của thi sĩ Đinh Hùng)
đưa hai con ra Hội An sống với gia đình ông Bùi Cam là bác họ của bà Duy