SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 1 - Trang 133

Họa Sĩ Của Đại Chúng

Sài Gòn có nhiều họa sĩ tên tuổi được báo chí nhắc đến, nhất là từ thập niên

60 trở về sau. Tranh của họ hiện diện trong các cuộc triển lãm sang trọng, các
phòng khách lộng lẫy. Nhưng trong cuộc sống đời thường, có lẽ số người biết và
thích tranh của Duy Liêm, một họa sĩ vẽ theo trường phái lập thể và chủ yếu vẽ
tranh để in trên bìa nhạc và tạo mẫu sơn mài, lại là con số lớn.

Duy Liêm, một tài năng nghệ thuật riêng lẻ, đứng hẳn một góc đời và vẫn

còn lấp lánh trong ký ức nhiều người Sài Gòn khi hồi tưởng về cuộc sống một
thời ở thành phố này cách nay ngoài bốn mươi năm. Có người từng ví ông như là
Katsushika Hokusai của Việt Nam vì cùng có sự nghiệp sáng tác đồ sộ, tuy tầm
cỡ khác nhau nhưng đều gắn bó với đời sống của dân tộc mình và ảnh hưởng tới
nền nghệ thuật đương thời.

Họa sĩ Duy Liêm, tên thật Trần Duy Liêm, sinh năm 1916 ở xứ biển Phan

Thiết. Hai đấng sinh thành của ông được khá nhiều người Phan Thiết thời đó biết
đến là ông Trần Duy Hinh, một nhà tư sản và bà Trương Thị Hạnh, nữ hộ sinh có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.