Nguyễn Tấn Tam, Nguyễn Văn Tám, Thái Văn Ngôn, Duy Liêm, Trần Văn Nam,
Trần Văn Sáu (sáng tác mẫu sơn mài), Ngô Từ Sâm (vẽ lụa), Văn Thọat, Lương
Định Tánh (vẽ bàn ghế), các nghệ nhân Bảy Giáp, Sáu Miền, Hai Long (cẩn ốc),
Sáu Sa (vẽ men gốm)... hầu hết đã quy tiên.
Theo bác Ba Tuyền, tiền thân của Thành Lễ là xưởng “Thanh & Lễ” do hai
ông Trương Văn Thanh và Nguyễn Thành Lễ hợp tác sáng lập năm 1940. Đến
đầu những năm 60, ông Nguyễn Thành Lễ tách ra riêng, lập nên xưởng Thành
Lễ. Từ đó, bắt đầu một quá trình sản xuất và kinh doanh đủ tạo dựng một tên tuổi
không phai mờ.
Bác Tuyền nhớ họa sĩ Thành Lễ sinh năm 1919 tại Long Xuyên, học chuyên
về sơn mài và chạm trổ, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Thủ Dầu Một khoảng năm
1940 (có tài liệu cho là năm 1938), trước bác Tuyền hai khóa. Khi tách ra, xưởng
sơn mài Thành Lễ đặt tại Bình Dương có 12 họa sĩ, 2 nghệ nhân vẽ kiểu, 20
người mộc, 60 người chuyên về sơn, 4 thợ chạm, 1 thợ cẩn xà cừ. Xưởng sản
xuất Thành Lễ được xây dựng khá quy mô ở Bình Dương.
Bên cạnh xưởng chế tác là phòng trưng bày được trang trí rất đẹp. Ở đây
trưng bày đa dạng sản phẩm từ các bức bình phong lớn, đề tài phong phú từ đề tài
lịch sử như Hai bà Trưng đánh đuổi quân Hán, trận Đống Đa, Bạch Đằng Giang,
các tích Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên, cảnh đẹp Việt Nam như sông Hương núi
Ngự, chùa Thiên Mụ, Tháp Chàm, cảnh sinh hoạt nông thôn và hình ảnh người
nông dân, hình ảnh hoa lá chim muông… Ngoài ra, còn có các sản phẩm khác
như vật dụng gia đình phủ sơn mài mang tính mỹ thuật cao như bình hoa, bàn
ghế, tủ và các món đồ trang trí khác.