Hơn ba mươi năm trôi qua, dù được khẳng định giá trị trong suốt hơn nửa
thế kỷ, tên tuổi Thành Lễ dường như vẫn chưa vượt qua được cái nhìn coi nhẹ
hàng mỹ nghệ dù cho nó đạt tới mức nghệ thuật nào. Năm 1960, Sài Gòn tổ chức
Cuộc triển lãm Mỹ thuật quốc tế lần thứ nhất, bên cạnh tác phẩm của các tên tuổi
nổi tiếng thì tác phẩm sơn mài của Công ty Thành Lễ cũng được mời trưng bày
và sau đó, có ngay bài phê bình trên tạp chí Bách Khoa số 141 ra ngày 15 tháng 1
năm 1962. Tác giả cho rằng tác phẩm sơn mài Thành Lễ lạc lõng, “có lẽ nên
dành cho những cuộc triển lãm riêng về đồ tiểu công nghệ”. Không thấy nêu lý
do.
Năm 2009, trong cuốn Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại tổng kết
quá trình mấy chục năm theo dõi mỹ thuật miền Nam trước và sau 1975, khi nói
về nghệ thuật sơn mài Việt Nam, sau khi nêu thành tựu của các họa sĩ trẻ của
trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đưa sơn ta vào hội họa, nâng một chất
liệu quý trước đây chỉ dừng ngang mức mỹ nghệ lên vị trí đáng nể trong đời sống
mỹ thuật trong và ngoài nước ở giai đoạn 1930-1932, tác giả Huỳnh Hữu Ủy viết:
“Vài người gốc miền Nam tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Hà Nội như họa sĩ
Nguyễn Văn Long đã mang về phổ biến những kết quả mới này ở trường Mỹ nghệ
Thủ Dầu Một...
...Ngành sơn mài phát triển rộng, nhân dân thị xã Thủ Dầu Một và các vùng
lân cận hầu hết chuyên sống bằng nghề sơn mài. Từ những hàng mỹ nghệ gia
dụng nhỏ đã phát triển ngày càng lớn hơn, sản xuất được nhiều mặt hàng có giá
trị kinh tế cao như tủ, bàn, bình phong các loại tranh trang trí gây được sự hấp
dẫn ở nhiều nơi, xuất khẩu qua các nước Tây Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Mỹ...
chiếm được nhiều Huy chương vàng tại hội Chợ quốc tế.
Thành công khá lớn của xưởng Mỹ nghệ Thành Lễ trước đây là một chứng
cứ điển hình, tuy nằm ngay tại trung tâm Sài Gòn nhưng thực chất là đặt căn cứ
trên vùng Thủ Dầu Một, các mặt hàng hầu hết đều do nghệ sĩ sơn mài của trường
Mỹ nghệ Thủ Dầu Một đảm trách, hoặc nếu không thì cũng là những người thợ
có ít nhiều có liên hệ hay nằm trong ảnh hưởng của trường này.
Với đà phát triển đó, thế hệ những nghệ sĩ sơn mài mới, tài hoa, đam mê,
năng nổ, đã đưa nghệ thuật sơn mài đến những vinh quang cao nhất của một