SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 1 - Trang 197

tại đây. Lúc đó, nhà thuốc Đông y Trần Thái Đường của ông Trần Văn Bỉ đã nổi
tiếng.

Ngoài số đông bệnh nhân là dân quanh vùng, lớp lớp người từ miền Tây tìm

đến chữa bệnh, nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em - sở trường nghề thuốc của ông.
Dân gian kháo nhau “con bị bệnh, bồng đến cho ông Tạ nắm tay một cái là hết
bệnh” hay “Không con cứ đến chữa ở nhà thuốc ông Tạ là có”. Mỗi ngày, ông Bỉ
cùng gần chục nhân viên khám bệnh bốc thuốc từ sáng đến tối hơn cả trăm người.
Với người nghèo, ông không lấy tiền chữa trị và cho nằm lại miễn phí những
người bệnh nặng. Nguồn thuốc ông có chủ yếu là Nam dược nên giá không cao,
mua từ Tây Ninh, Cà Mau và một số vị mua từ Hương Cảng qua đường Chợ Lớn.

Tiếng lành đồn xa, biết ông tu hành lại thương người, thỉnh thoảng ngôi

chùa Thánh Thọ trong khuôn viên Hiệu thuốc lại có một đứa bé sơ sinh của ai
mang đến bỏ đó. Ông cho mang vào nhà chăm sóc rồi đưa đến cô nhi viện, gửi
gắm thêm tiền bạc để phụ cơm nước. Nhiều người nghèo bệnh nặng mất đi không
có quan tài để chôn, ông ký giao kèo với Trại hòm Tân Lợi cung cấp quan tài để
người xấu số yên nơi ấm chỗ và chịu hết chi phí. Năm 1968 xảy ra trận đánh Mậu
Thân, quân lính hai bên bị thương rất nhiều, ông cho đưa vào chăm sóc tận tình
không hề phân biệt bên nào, miễn là giúp người bị thương qua cơn đau đớn.

Tiếng đồn ở khu ngã ba Tháp có ông Thượng tọa tướng mạo cao to chữa

bệnh rất hay lan ra xa và được nhiều người mách nhau khi có ốm đau. Bảng hiệu
trước cửa Hiệu thuốc ghi là Trần Thái Đường - Đông y sĩ Thủ Tọa (Thủ: ở đây là
xem mạch bằng tay. Tọa: Thượng tọa). Dân gian, theo thói thường gọi tắt là khu
ông Thủ Tọa, biến âm thành ông Thủ Tạ, và dần dần là ông Tạ. Tuy nhiên, cầu
Ông Tạ hay chợ Ông Tạ chỉ vì ở gần đó nên hình thành tên như vậy, không liên
quan trực tiếp đến ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.