SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 1 - Trang 225

Chú Bảy anh Ba ngã xuống hôm nào

Đường quê mình đi dày công nuôi nấng

Bằng xác bà con sữa mặn má đào

Lơ lửng lá trời anh nói bé nghe

Mình lại xóm quê một bữa đầu hè

Yêu lắm bé thơ, chiều thương dấu cũ

Có mẹ ngồi chờ trên chiếc chõng tre

(Giai phẩm Đất Hồng, trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng)

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác nhận xét trên Bách Khoa số 425 rằng báo Xuân

học đường ở thành thị rực rỡ sang trọng in offsette trên giấy trắng láng, bìa nhiều
mầu, khổ lớn như các tập báo của các trường Sương Nguyệt Anh, Võ Trường
Toản, Lê Quý Đôn, Hồng Bàng… Còn báo Xuân tỉnh lẻ hoặc tỉnh lỵ in ronéo trên
giấy hẩm. Chiến tranh các vùng nông thôn khác nhau nên có sự cách biệt về đề
tài hay hình thức giữa nội thành và ngoại ô, sắc thái “an toàn” của văn chương
học đường ở Sài Gòn và sắc thái “hiện thực” của tập báo Xuân Đất Hồng của
trường Phan Chu Trinh, Đà Nẵng và trong thơ của các cây bút học trò như Quảng
Điền, Nguyễn Đại Bường, Lê Văn Quang, Nguyễn Đăng Châu, Nguyễn Hoàng
Thư. Thân phận của các học sinh trong chiến tranh trôi dạt từ nơi này sang nơi
khác nên có thể tìm được những tiếng “mô, tê, răng, chừ” trên báo Xuân của quận
lỵ hẻo lánh cực nam, “Hổng thèm” ngúng nguẩy hay “à nheng” thân ái trên trang
báo học sinh ở Huế hay Quảng Trị.

Nội san Xuân học đường trước 1975 là một hiện tượng văn hóa đơn lẻ, âm

thầm ít ai quan tâm, nhưng đó chính là nơi ươm mầm văn chương, bày tỏ nỗi
lòng vừa chớm, háo hức trước cuộc đời rộng mở nhưng cũng đầy lo lắng của giới
trẻ học đường trong thời chiến tranh tao loạn và bất trắc. Đó là một sân chơi đàng
hoàng. Ở đó, ngoài công sức của học trò, có các thầy cô mẫn cán bên các em có
năng khiếu, khuyến khích và miệt mài cùng học trò trên một vùng đất hồn nhiên,
trong trẻo mà ai cũng chỉ trải qua một lần.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.