SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 1 - Trang 36

có vẻ “sang trọng” đến khi nó úa vàng vì khói bếp hay màu thời gian mà vẫn
chưa bóc ra.

Tuy nhiên, đến đầu thập niên 1960, tuy bìa báo Xuân có tranh Lê Trung vẫn

còn được ưa chuộng, nhưng một khuynh hướng mới đã bắt đầu ló dạng và lớn
dần lên, là bìa báo Xuân đăng ảnh màu của các nghệ sĩ sân khấu, ca nhạc, điện
ảnh.

Lúc đó, phong trào tân nhạc, điện ảnh và sân khấu cải lương đang phát triển

ở miền Nam, thu hút nhiều trai thanh gái lịch tham gia. Đã vậy, kỹ thuật in ấn
phát triển, các thiết bị máy ảnh, phim màu từ nước ngoài nhập về nhiều hơn nên
tạo thuận lợi cho khuynh hướng này, kéo dài cho đến 1975. Khuynh hướng đăng
ảnh nghệ sĩ trên báo chí, nhất là dịp Tết, mạnh đến nỗi, trong bài viết của thi sĩ
Đông Hồ trên tạp chí Sáng Dội Miền Nam số Tết Nhâm Dần năm 1962 có nêu
rằng: “Sách mà dám cho phát hành vào dịp áp Tết là nguy hiểm lắm, cũng bằng
tự giết mình, vì sách sẽ bị bao nhiêu mỹ nhân của tranh bìa, tranh phụ bản đè
tràn, chôn ngập mất…” (bài Chuyện câu đối Tết giữa kinh thành Sài Gòn, trang
10)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.