Cắt may trang phục là nghề thịnh hành nhiều năm ở đất Sài Gòn thích
chưng diện suốt cả thế kỷ XX. Từ những năm 1930, 1940, chỉ có loại hình làm
ăn này của người Việt mới chen vào được hệ thống dịch vụ bao trùm toàn bộ
Chợ Lớn của người Hoa ở đây. Tranh quảng cáo trên báo Xuân xưa
Thời trước 1975, đang có chiến tranh, cũng là thời sản xuất mạnh, hàng hóa
nhiều, đàn ông có giá không còn là thầy ký, thầy thông sáng cắp ô đi tối cắp về
nữa mà là chàng sĩ quan phong trần có bông mai trên áo, thầy Hai làm sở Mỹ
bận áo Montagut sáng lấp lánh, lái Vespa vào cuối tuần hoặc ông thầu khoán
cười lóe răng vàng... Họ có thể không bô trai nhưng bảnh bao, oai hùng, sành
điệu nên là mơ ước của các cô. Giới thanh niên trẻ, các chàng trai sinh viên Y
khoa, Dược khoa chỉn chu sáng láng có nhiều hy vọng hơn dân Văn khoa,
Luật...trong mắt các tiểu thơ và cả trong mắt bố mẹ các nàng. Lúc đó, giá trị
khác đã xen vào nên bảnh trai chỉ còn là một giá trị cộng thêm.
Diễn viên, ca sĩ Nguyễn Chánh Tín (thứ tư trái qua) trong phim Ván bài lật
ngửa, vai Trung tá Nguyễn Thành Luân
Ở đây, chỉ bàn về diện mạo.