SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 136

TÂM SỰ CỦA CỤ SỂN

Sau khi nhà văn, nhà nghiên cứu cổ ngoạn Vương Hồng Sển từ trần năm

1996, bộ sưu tập cổ vật huyền thoại của cụ đã được trưng bày trong Bảo tàng
Lịch sử Việt Nam TP.HCM. Ngôi nhà gỗ vẫn còn lại trên đường Nguyễn Thiện
Thuật, quận Bình Thạnh. Nhưng có nhiều thứ gắn liền với cuộc sống của cụ
Sển lúc sinh thời, như sách, giấy tờ đã tứ tán khắp nơi. Thỉnh thoảng có sách,
báo của cụ bán trên mạng. Có người trong giới sưu tập mua được các văn bản
giấy tờ hay hình ảnh liên quan đến cuộc đời của cụ. Vì lòng yêu mến cụ, họ cố
công giữ gìn những món đó với giá tiền không rẻ.

Tôi có dịp tiếp cận một tập văn bản có lẽ đã từng được cụ gìn giữ kỹ lưỡng

vì liên quan đến công việc (không có thư từ giao dịch riêng) mà cụ gắn bó,
cống hiến với niềm tự hào, đó là công việc quản thủ Bảo tàng Blanchard de la
Brosse, sau là Viện Bảo tàng Sài Gòn, nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
TP.HCM. Trong bộ hồ sơ này, có văn bản chứng nhận cụ Vương Hồng Sển
đảm trách nhiệm vụ của chánh Văn phòng Bảo tàng Blanchard de la Brosse do
ông Pierre DUPONT, Giám thủ Bảo tàng ký tên ngày 11 tháng 12 năm 1949,
còn có Khế ước về lương khoán hằng tháng trong thời gian làm việc tại bảo
tàng năm 1954. Có những bức thư qua lại bằng tiếng Pháp viết tay giữa cụ Sển
và ông Marellet, giám thủ bảo tàng này từ 1935 đến 1945. Bên cạnh nhiều văn
bản khác nữa, có một bức thư dài mà cụ Sển gửi đến Thủ tướng chính quyền
Sài Gòn năm 1968 nói về chế độ hưu trí của cụ. Đây không phải là một bức
thư đòi hỏi, mà nêu hiện trạng áp dụng chế độ hưu trí qua trường hợp một
người. Qua thư, ta có thể hình dung cách xử lý công việc của viên chức chánh
phủ thời ấy, những phân tích về cách làm việc bất hợp lý hay cứng nhắc của
giới công chức văn phòng. Chúng ta hiểu thêm công của cụ Sển trong cố gắng
ngăn chận đưa cổ vật ra nước ngoài khi số đồ này được chuyển từ miền Bắc
vào Nam năm 1954. Văn phong cụ Sển trong bức thư cũng là điều thú vị khi
đọc, cho những ai từng thích đọc sách của cụ. Bức thư không ký tên, vì có thể
là bản nháp, và không thể biết là nó đã được gửi đi hay không. Chúng tôi xem
và tin rằng đây là một tư liệu quý về đời sống Sài Gòn, dù chưa phải là xưa
lắm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.