bằng có xin là yêu cầu tìm phương pháp chấm dứt những chế độ hà khắc, sẽ
kể.
I. - Bị xử chìm xuồng. - Năm 1944, binh Nhựt có mặt khắp xứ, tôi xin hưu
trí non, vừa 40 tuổi và 21 năm công nghiệp. Tưởng thoát khỏi là tôi một cơ
quan dị quốc thứ nhì, vì đã làm tôi cho Pháp 21 năm, từ 1923 đến 1944: da cổ
chưa lành, cứng sầng nô lệ. Dè đâu tính già hóa ra non: tưởng về hưu làm viên
ngoại vui thú với điền viên, với tóc bạc. Số phần không có, xảy ra gia đình tan
rã. Năm 1947, trở lại kiếp ngựa trâu như cũ. Và bởi trót xin hưu trí sớm, nên
lâm vào thế kẹt. Phải chi đừng hưu trí, cứ tiếp tục làm thơ ký quèn, tính từ
1923 đến năm thôi việc 1964, đếm có 37 năm công nghiệp thì nay hưu bổng
đâu có tệ bạc đến đỗi không đủ nuôi sống cơm tẻ ngày hai (3,451 đồng mỗi
tháng). Nhưng việc đó không đáng phàn nàn, vì mình làm mình chịu. Nay chỉ
kêu nài:
1) Mấy chánh phủ trước, dùng tôi làm quản thủ viện bảo tàng, nhưng về
lương vẫn trả chiếu lệ lương thơ ký cũ, khi thôi việc 1944: như vậy hợp lý
không? Nếu hỏi: tại sao bấy lâu biết vậy không kêu nài? Xin đáp: “Đói, sợ mất
chén cơm. Vả lại kêu nài ai nghe? Phải giả dại qua ải”. Chỉ xin từ đây, bỏ
chánh sách “mót tim đèn, sáp vụn” nầy đi cho kẻ đến sau nhờ.
2) Năm 1964, Bộ Quốc Gia Giáo dục của Chánh phủ Khánh cho tôi nghỉ, vì
57 tuổi. Chánh phủ Khánh đãi tôi không bằng một anh gác dan quèn của viện,
thôi cũng có sáu tháng tiền xúp. Tôi thôi, phủi hai tay không, và chỗ giảng viên
trường đại học Văn khoa cũng mất theo. Cũng may lương hưu vẫn còn. Đã
xem tôi như thảo giái [1] , bảo sao tôi không có cảm tình gì từ cao té xuống và
chạy mất luôn.
3) Các chánh phủ thời đó không cho tôi đóng tiền vào quỹ hưu bổng, hóa ra
17 năm thâm niên nơi viện, 1947-1964, trôi sông trôi biển. Như vậy có công
bình không? Năm 1947, khi trở vô, tôi đóng được vài tháng thì có viên chức
Pháp mở ngân khố nói: “Khi có sổ hưu trí là kể như đã chết về mặt luật”. Hưu
thiệt thọ, rồi, đóng tiền không được nữa”. Các Chánh phủ ta cũng noi theo đó
mà từ khước 17 năm thâm niên làm cho viện: vắt chanh bỏ xác. Cũng tại tôi
không biết noi gương “lão kỵ quy y” cho trọn, lại thoát y nhào vô kiếp trầm
luân phen nhì, thì ráng chịu. Giả thử nay cho đóng lại tiền vào quỹ để hưu