SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 160

xuất bản năm 2013. Trong giới sưu tầm sách quý của Sài Gòn, có vài người sở
hữu tập sách do ông vẽ minh họa và làm thơ về cuộc đời Đức Phật mang tựa đề
là La Terre de Bouddha. Ông cũng là tác giả một cuốn sách mang cái tựa khá
hấp dẫn cho những ai quan tâm đề tài Sài Gòn, đó là cuốn Silhouette
Saigonnaises bao gồm 22 tấm, xuất bản tại Sài Gòn năm 1909. Cuốn này hiếm
thấy ở Việt Nam.

André Joyeux sinh ra tại Essones (Seine-et-Oise), ngày 18 tháng 4 năm 1871

và tốt nghiệp trường Mỹ thuật ở Paris, ngành học chính là kiến trúc. Sau đó,
ông đến Nam kỳ thuộc Đông Dương, làm việc trong bộ phận dịch vụ công
cộng với vai trò là phó thanh tra các công trình dân dụng. Năm 1910, ông được
bổ nhiệm là giáo sư tại trường Mỹ nghệ Biên Hòa, hiện vẫn còn tồn tại với tên
gọi là trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai. Trường có các khóa học
về mộc, kim loại và đồ gốm. Ở đây ông đã giúp xây dựng một nhóm những
người có chuyên môn để sau này góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển
ngành mỹ nghệ ở Nam kỳ và nhiều nơi khác. Ông trở thành thanh tra chính vào
năm 1911 và do đó trở thành thanh tra của tất cả các trường mỹ thuật tại Đông
Dương. Đến năm 1913, ông trở thành Giám đốc trường Mỹ thuật Gia Định.

Trong suốt cuộc đời, ông thể hiện mình là một họa sĩ vẽ tranh biếm họa có

những thành công được ghi nhận. Sau này, dưới bút danh Pierre Ray, ông đã
xuất bản các tác phẩm minh họa có phần thần bí nhưng rất lãng mạn, đầy chất
thơ của đạo Phật như đã nói ở trên. Hai tập của chủ đề này xuất bản vào năm
1923. Sau thời gian đó, André Joyeux không còn thấy được đề cập trong
những thư mục về những nhân vật quan trọng ở Đông Dương. Có tài liệu cho
rằng ông làm việc tại trường cho đến năm 1926, sau đó trở về Pháp và qua đời
tại quê nhà.

Ở bài viết này, chúng tôi muốn nhắc đến một tập tranh biếm họa quan trọng

do ông thực hiện năm 1912, cuốn La vie Large des Colonies , có phiên bản
tiếng Anh là Colonial Good Life (Cuộc sống tốt đẹp ở thuộc địa).

Joyeux không phải là người đầu tiên hay duy nhất là người sử dụng tranh

biếm họa để ghi lại cuộc sống ở thuộc địa. Trong những năm 1880, tức là sau
khi Pháp áp đặt ách thống trị thực dân của mình chưa tới 20 năm, đã có một số
tạp chí ở Sài Gòn và Hà Nội thực hiện những tranh biếm họa thường xuyên chế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.