SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 162

Joyeux không phải là người đầu tiên hay duy nhất là người sử dụng tranh

biếm họa để ghi lại cuộc sống ở thuộc địa. Trong những năm 1880, tức là sau
khi Pháp áp đặt ách thống trị thực dân của mình chưa tới 20 năm, đã có một số
tạp chí ở Sài Gòn và Hà Nội thực hiện những tranh biếm họa thường xuyên chế
giễu những thông lệ và tập tục của cuộc sống Pháp ở nước ngoài. Với sự hài
hước đầy châm biếm, chủ đích của Joyeux là mô tả những căng thẳng, nghịch
lý, và ngụy biện của luật lệ Pháp ở Đông Nam Á. Cho dù là một quan chức của
chế độ thực dân thống trị xứ thuộc địa, ông thể hiện sự mẫn cảm, chán chường
và có ý khinh bỉ chế độ và tính cách thực dân của những viên chức từ Pháp
sang áp chế người dân Việt thuộc địa. Hình ảnh của ông được thực hiện bằng
bút mực tuy có phong cách tương đối đơn giản, nhưng đã thành công trong
việc nắm bắt chi tiết quan trọng của cuộc sống hàng ngày.

Trong đó, ông như một người đi rong chơi, ngồi trong một quán cà phê và

xem thế giới xung quanh. Ông thấy rõ tính chất thực dân suy đồi, tàn bạo và
tham lam. Ông nhìn ra sự đối đầu của người Việt thời phong kiến suy tàn, kiêu
hãnh nhưng yếu đuối như một con công trước một tên thực dân khôn ranh như
một con cáo già. Ông mô tả người Việt, người Hoa và những người Ấn chuyên
cho vay tiền ở Sài Gòn (người Việt gọi là “xã tri” hay Chà Chetty) hối hả kiếm
sống trong trật tự của nếp sống thực dân. Ông cho thấy những nhỏ nhen và tầm
thường của các cá nhân được giao nhiệm vụ xây dựng đế chế của Pháp. Tuy
nhiên, ngòi bút của ông không mất cái nhìn nhân bản. Ông miêu tả và phản ánh
về cuộc chiến thường xuyên với bệnh tật và khả năng bị tử thần lôi kéo đối với
những quan chức thực dân phải đến đất Đông Dương này. Ông quan sát cộng
đồng người định cư, người quản lý và những người lính - những người đã rời
quê hương của họ để đi tìm lợi ích, thám hiểm, và phục vụ “Sứ mệnh khai
sáng” của người Pháp. Họ sống trong nền văn minh đô thị, là cư dân ở các
thành phố ở Đông Dương như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng, và Phnom-Penh
của Campuchia. Túm tụm cùng với nhau trong mảnh đất xa lạ này, họ mong
muốn trở về tổ ấm, tìm cách tái tạo lại các nơi quen thuộc họ đã từng sống ở
chính quốc. Lợi dụng sức mạnh to lớn mà họ được hưởng trong cuộc chinh
phục, thực dân Pháp xây dựng nền văn hóa giải trí, xa hoa, và đặc quyền ở tầng
lớp ưu tú chủng tộc da trắng. Tuy nhiên, vẫn luôn tồn tại mối đe dọa từ nhiều
người Việt, Khmer, và những người bản địa khác không cam chịu sự mất mát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.