SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 171

Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Ảnh: Peter Stuckings / Shutterstock.com

CHUYỆN VỀ BỨC TRANH “KHỞI

NGHĨA”

Năm 1970, họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh đang giảng dạy tại trường Mỹ nghệ

Biên Hòa. Nhân lúc rảnh rỗi, ông vẽ một bức tranh lụa vốn là sở trường, lấy đề
tài là Khởi nghĩa. Bức tranh thể hiện ba người đàn ông đứng tựa lưng vào
nhau. Người đứng chính diện khoanh tay trước bụng, thanh gươm còn trong vỏ
đeo bên thắt lưng, đôi mắt nhìn xuống ra chiều đăm chiêu suy nghĩ. Người
đứng bên trái bức tranh cầm cung trên tay, người đứng bên phải cầm quyển
binh thư trên tay phải và thanh gươm bên tay trái. Khác với người đứng giữa
bới tóc, hai nhân vật hai bên đều quấn khăn, ra dáng sĩ phu hơn là binh sĩ. Cả
ba đều có cái nhìn trầm tư, suy nghĩ, mày lưỡi mác giương cao. Các hình tượng
trong tranh đều tĩnh, cho dù tên bức tranh Khởi nghĩa thể hiện sức đột phá, sự
biến đổi mạnh mẽ. Mấy thanh tre vót nhọn như chuẩn bị sẵn. Tất cả như là mũi
tên, chực lao đi nhưng thực tế chỉ như cánh cung đang giương lên. Phía sau ba

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.