SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 2 - Trang 177

nội mình là ông Chưởng khế Đoàn Bá Lộc và bà Sáu Nhân, vốn là người quen
cũ của ông ở Sa Đéc. Cụ Sển hỏi thăm về ông Chưởng khế, hỏi về số sách quý
khi sang Pháp năm 1979 có mang theo được không. Cụ Sển cho cô xem một số
đồ cổ và sau đó khách ra về.

Cuộc gặp chóng vánh đó được cụ Sển ghi lại trong cuốn Tạp bút năm 1994

vừa xuất bản đầu năm nay: “ ...Khách này ra về để lại một bức danh thiếp, tôi
tiễn khách ra về rồi ăn năn không kịp vì vị khách này, danh thiếp đề:... Tôi viết
đến đây và chực viết tên họ của thiếu nữ tân khách của tôi ra đây, nhưng chợt
nghĩ lại và không viết, vì thiếu nữ trên danh thiếp là mạng phụ của một dòng
tộc (dòng đơ “de Fontbr...) thiếu nữ này là nhân viên “đặc cách” (chargée de
mission) của viện trứ danh Musée Guimet ở Paris của Pháp - cho hay năm
1963, tôi đã từng qua học tập tại viện này về khoa đồ cổ từ tháng sáu... và tôi
nói hối hận vì không được tiếp xúc lâu với thiếu nữ này để học mới thêm chút ít
về chuyên môn khảo cứu... ”

Hai mươi năm sau, chị Loan De Fontbrune vẫn nhớ cuộc gặp đó. Ghé thăm

cụ Sển, không chỉ để tìm hiểu về thú chơi cổ ngoạn. Đó là chút thời gian trở về
quá khứ, khi chị còn là nữ sinh trường Tây, chớm thích hội họa và cổ ngoạn,
từng tìm đến nhà vài họa sĩ để mua tranh. Khi gặp cụ Sển, chị như sống lại với
ông bà nội những ký ức thời Pháp thuộc, khi bà nội còn quen biết bà Dương
Thị Tuyết vợ trước cụ Sển, chơi thân với bà Marguerite Duras và bà Năm Sa
Đéc, người vợ sống cho đến cuối đời với cụ Sển.

Con đường trở thành chuyên gia nghiên cứu và sưu tầm nghệ thuật tại Paris

của chị Loan là chặng đường dài luôn được dẫn dắt từ ngọn lửa đam mê mạnh
mẽ. Ba mất sớm, chị sống cùng với mẹ và người cha kế là bác sĩ phẫu thuật ở
Sài Gòn. Ham đọc sách, chị khám phá trong sách thế giới của nghệ thuật. Chị
học tiếng Pháp từ mẫu giáo, học trung học ở trường Marie-Curie, đậu tú tài
Pháp năm 1977. Năm 1979, vì ông nội có quốc tịch Pháp nên cả nhà sang Pháp
sinh sống. Ra đi ở tuổi hai mươi, quý nhất trong hành trang mang theo của chị
là ba bức tranh lụa của họa sĩ Tú Duyên và bốn bức tranh nhỏ chạm ngà của
họa sĩ Đới Ngoạn Quân. Qua Pháp, chị học 7 năm ở Viện Ngôn ngữ và Văn
minh phương Đông gọi tắt là Langues’O, nổi tiếng dạy về các sinh ngữ và văn
hóa của Á châu. Chị tốt nghiệp, lấy bằng về tiếng Việt, Hoa và Nhật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.