SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 3 - Trang 28

Trần Thiện Ân, người của Bộ Kinh tế chính quyền Sài Gòn đào tạo trực tiếp.
Ông Ân tốt nghiệp chuyên ngành Department store tại Mỹ, từng thực tập tại
trung tâm bách hóa R.H. Macy ở New York bốn năm nên có nhiều kinh
nghiệm. Ông huấn luyện nhân viên từ lý thuyết đến thực hành về cách giao
dịch và cử chỉ niềm nở với khách, cách bán hàng, gói hàng, giới thiệu hàng.

Tuy chỉ có hai tầng, trệt và lầu, chiếm 1.500 mét vuông, trung tâm có đủ

các khu vực bán hàng: khu vật dụng trong nhà, khu mỹ phẩm và đồ mỹ
nghệ, thực phẩm công nghiệp như đồ hộp. Trên lầu bán vải vóc, quần áo trẻ
em may sẵn, máy thu thanh, máy vô tuyến truyền hình, đồ điện. Tầng này có
khu giải trí cho trẻ em và khu giải khát có máy phát phim ca nhạc sử dụng
đồng jeton bỏ vào lỗ để chọn phim. Hàng hóa ở đây chiếm tới 70% hàng
nước ngoài và có 30% hàng trong nước. Với cơ cấu hàng hóa đó, khách mua
hàng là giới khá giả ở Sài Gòn và người nước ngoài. Các dịp lễ Tết, cửa
hàng rất đông khách.

Cùng với siêu thị Nguyễn Du và thương xá Tax, Saigon Departo tạo nên

bộ mặt thương nghiệp hiện đại của Sài Gòn cách nay gần nửa thế kỷ, sớm
thúc đẩy nền thương nghiệp mang tính cạnh tranh của người Sài Gòn và
giúp dân chúng quen với mô hình buôn bán hiện đại, tiện dụng của thế giới
trong điều kiện chiến tranh, không dễ gì ra nước ngoài du lịch tìm hiểu cuộc
sống quốc tế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.