SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 3 - Trang 87

Trần Kim phụ trách cắt, đo, thử và chỉ huy thợ. Bà Kim phụ trách việc tiếp
khách và vẽ các kiểu áo dài.

Tuy ngôi nhà xưởng không lớn, ông bà tạo nên một xưởng may có tới 50

người thợ. Trung bình mỗi ngày tiệm giao khoảng 100 áo dài cho khách.
Con số này có thể tăng gấp đôi hay gấp ba vào các ngày gần lễ Giáng Sinh
hay Tết. Đặc biệt, đa số là khách quen.

Thời điểm thập niên 1960, 1970, chúng ta thấy trên đài truyền hình đa số

các nữ ca sĩ khi đi hát thường bận áo dài. Xu hướng này kéo dài cho đến
1975 và cả sau này. Có nhiều ca sĩ là khách hàng quen thuộc của nhà may
Thiết Lập, ngoài ra đó là các công tư chức, nhà kinh doanh, sinh viên và các
phu nhân. Các cô dâu sắp về nhà chồng và cả những người sắp xuất ngoại đi
du học hay du lịch đều đến may ở đây. Giới đứng tuổi và giới trẻ đều đông
ngang nhau. Kiểu áo dài được ưa thích thời điểm năm 1970 là áo dài kiểu
tay raglan có cổ cho các bà đứng tuổi. Tay áo dài raglan theo kiểu tay áo bà
ba, đường cắt lượn từ khóe nách lên chân cổ. Còn giới trẻ thường chọn các
kiểu Boléro, Comtesse, Midi, Petite Reine, Princesse, Soirée Schmitt,
Bavière, Maxi,v.v…

Chân dung cô Nguyễn Thị Hòa, học sinh trường Nữ Sư phạm Hà Nội, là

người đầu tiên mặc áo dài lối mới kiểu Cát Tường đăng trên báo Phong

Hóa. (Ảnh và chú thích trích trong cuốn Đẹp - Mùa nực 1934).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.