lên từ 2 lên 3 phân rồi lên dần tới 10 phân đến nỗi bức bối và khó quay đầu
cúi mặt? Vả lại, còn giấu đi vẻ đẹp thanh tao của cái cổ trắng ngần như
cuống hoa huệ.
– Nhiệt độ miền Nam nóng bức, sao cứ lúc nào cũng để áo tay dài và bó
sát. Tuy đẹp nhưng chỉ nên dùng dự lễ, yến tiệc hay hội hè. Còn khi bận rộn,
lúc đi xe máy, đi hóng mát nơi miền biển sao không dùng áo tay ngắn và
rộng hơn.
– Khi bận áo dài, có thêm những thứ diêm dúa, nhưng lại thiếu những thứ
cần thiết. Áo lót thêu thùa thì có nhưng thiếu khăn phủ ngoài khi làm việc
bếp núc dùng cho đỡ bẩn. Khăn quàng mỏng manh để điệu đà thì có nhưng
nắng chang chang lại không có loại nón nào phù hợp để mang, trong khi chỉ
có nón lá không tiện, đi xe máy thì gió lật. Đã uốn tóc theo lối Âu Mỹ
nhưng không ai nghĩ ra loại nón che mưa nắng cho phù hợp.
Nhận xét của một nhà văn vốn là công chức cao cấp của chính phủ lúc đó
khá tinh tế. Cuộc sống luôn tự chọn lựa những điều phù hợp để lưu giữ hay
bỏ qua. Và áo dài cũng vậy.
Cho đến đầu thập niên 1970, áo dài tiếp tục được cải tiến. Người mặc
thích loại hàng mỏng và dịu nội hóa để may áo và quần, tôn lên vẻ hấp dẫn.
Nhiều phụ nữ mặc quần lót ngắn và nhỏ với mục đích này. Loại áo dài hở cổ
và vai tiếp tục được cải tiến thành loại mới là có thêm cổ lật cùng màu. Kiểu
này xuất hiện tại Đà Lạt, và sau đó biến mất.
Đến cuối thập niên 1960, phổ biến kiểu áo dài tà ngắn gọi là mini áo dài,
có cổ thật nhỏ hoặc hở bâu. Loại này khá giống loại áo dài mà phụ nữ miền
Nam mặc năm 1937 nhưng mặc chật eo, còn ai mặc rộng thì y chang kiểu
1937. Loại này cùng với loại tay raglan có thể thay đổi tà áo trên hoặc ngang
đầu gối và có thể cắt ngắn cao chừng hai phần ba cánh tay. Từ kiểu mini
này, đến năm 1971 có phong trào mặc áo dài với quần tây ống chân voi.
Hoặc hai tay áo khác màu với thân.