SÀI GÒN - CHUYỆN ĐỜI CỦA PHỐ - TẬP 3 - Trang 93

Giữa thập niên 1930 tại Hà Nội, báo Ngày Nay, cơ quan ngôn luận chính

thức của nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra đời sau khi báo Phong Hóa bị đóng
cửa. Báo lấy việc giải phóng cá nhân làm tâm điểm của sáng tác, tôn trọng
tự do cá nhân, “Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự
tiến bộ”
. Ngay số đầu tiên ra ngày 30 tháng 1 năm 1935, báo đã có bài cổ
súy việc cải cách quần áo phụ nữ của họa sĩ Cát Tường trong đó có bộ áo
tân thời, tiền thân của chiếc áo dài hiện đại ngày nay. Ở trang 9 của số báo
đầu tiên này là hình cô Nguyễn Thị Hậu, người đầu tiên mặc áo lối mới ở
Hà Nội.

Sau đó, trên báo Ngày Nay số 5 ra ngày 10 tháng 3 năm 1935, tác giả

Chiêu Anh Kế đã có một bài phỏng vấn về thiếu nữ đầu tiên ở Gia Định mà
ông khẳng định là người đầu tiên mặc áo dài tân thời. “Cô Hồng Vân là
người thiếu nữ đầu tiên trong Nam mặc quần áo lối mới kiểu Le Mur. Trong
một đêm chợ phiên ở Sài Gòn, người ta đã được trông thấy cô uyển chuyển
trong bộ y phục màu hường, tà áo thướt tha và mềm mại”.

Tác giả đã đến nhà riêng phỏng vấn cô Hồng Vân về việc này và cô Hồng

Vân đã trả lời rất tự tin rằng: “...cách nay hai năm, ai nào được trông thấy
một chiếc áo 'hở ngực' hay một chiếc quần 'rộng ống'. Mà nếu may mắn có
một thiếu nữ ăn mặc như thế, người ta đã vội cho cô ấy là gái chơi bời, lẳng
lơ và trắc nết”.

Nói về cảm giác ban đầu khi ăn mặc loại áo tân thời thể hiện rõ đường nét

cơ thể thiếu nữ trong bối cảnh lúc đó, cô bảo: “Lúc đầu cũng xốn xang thực,
nhưng cái gì cũng vậy, hễ nó quen đi thì thôi... một cái áo cổ bẻ, khác màu
với vạt, cổ tay xếp nếp mà bắt 'jour' mà lẫn vào mấy trăm cái áo lối cũ
thường dùng thì ai không ngó, không trầm trồ này kia... Giả một chị em e lệ,
có tính nhút nhát thì phải toát cả mồ hôi”
. Cô cho biết dầu có đẹp mấy
nhưng ban đầu cũng có người khen kẻ chê: “Người khen, cố nhiên là đám
thanh niên biết yêu chuộng mỹ thuật, thích cải cách. Còn người chê… tất là
mấy bà già khó tính”.
Mang ra một bộ quần áo khác bằng lụa mỏng màu da
trời nhạt, cô chỉ một đường rách và cho biết trong đêm chợ phiên của “Hội
bài trừ bệnh lao”, một “bà già” 45 tuổi theo cô không rời và rạch một đường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.